Trồng rau tại nhà, dịch vụ trồng rau tại nhà
» » » [Ebooks] - Ứng dụng công nghệ sinh học trong trồng cây ăn quả - Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó

  Từ đầu những năm 1980, nhiều nước phát triển, đặc biệt là Mỹ đã dùng công nghệ sinh học để giành ưu thế cạnh tranh trong sản xuất nông nghiệp: đạt chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ.

  Ngày nay, các nhà khoa học đều nhất trí cho rằng công nghệ sinh học là "sự may mắn" và là yếu tố quan trọng bậc nhất để các nước đang phát triển tranh thủ đón bắt, đuổi kịp trình độ tiên tiến của thế giới. Với đà phát triển này, chỉ trong vòng thập niên thứ nhất của thế kỷ XXI, nhiều thách đố lớn về khoa học kỹ thuật sẽ được giải đáp và trở thành hiện thực. Người ta dự đoán khoảng 10-15 năm nữa, nhân loại sẽ đạt được đỉnh cao về công nghệ sinh học. Vì vậy, các nhà khoa học đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để cùng tham gia nghiên cứu, tiếp thu, ứng dụng những thành quả của công nghệ sinh học vào lĩnh vực nông nghiệp.

  Công nghệ sinh học là một ngành khoa học mũi nhọn không giống với vi sinh vật công nghiệp đã có từ xa xưa với kỹ nghệ sản xuất rượu, bia, sữa chua, pho mát, nước chấm... Theo Liên đoàn Công nghệ sinh học châu Âu (EFB) thì công nghệ sinh học là sự kết hợp của các ngành khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ nhằm ứng dụng các vi sinh vật, các tế bào, một số thành phần của tế bào hoặc các phân tử tương tự, tạo ra những sản phẩm phục vụ cho con người.

  Công nghệ sinh học đạt được những thành tựu to lớn và có nhiều triển vọng phát triển mạnh mẽ trong những năm tới là do đã thừa hưởng được một cách tổng hợp những kết quả của các ngành khoa học cơ bản như vi sinh vật, di truyền học, sinh hóa học, sinh lý học, sinh học phân tử, miễn dịch học, vi sinh vật học, ứng dụng, công nghệ sinh hóa học (Biochemical engineering)... 

  Công nghệ sinh học đang phát triển trên cơ sở các kỹ thuật mới mẻ; kỹ thuật di truyền, kỹ thuật dung hợp tế bào, kỹ thuật phản ứng sinh học (bao gồm kỹ thuật lên men, kỹ thuật enzym, thiết bị phản ứng sinh học); kỹ thuật nuôi cấy mô; kỹ thuật nuôi cấy tế bào; kỹ thuật chuyển phôi... Những thành tựu này đang chuẩn bị cho một cuộc cách mạng sinh học trong các ngành kinh tế - kỹ thuật.

  Công nghệ sinh học ở nước ta đang được chú trọng và có được bước phát triển khá nhanh chóng, triển vọng có khả quan. Chúng ta đã thực hiện hợp tác với các nhà khoa học của nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế và ứng dụng nhiều thành quả công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp.

  Trong việc trồng và nhân giống cây ăn quả, công nghệ sinh học đã có những bước tiến lớn, giúp nông dân một bước đáng kể trong tạo giống, canh tác, thu hoạch đạt năng suất cao.

  Hy vọng cuốn sách sẽ được đón nhận, đưa lại những kiến thức bổ ích và thiết thực cho độc giả.
Các tác giả
Bìa tài liệu "Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất cây ăn quả"
Bìa tài liệu "Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất cây ăn quả"
 Mời quý bạn đọc xem online tại đây. Nếu quý bạn đọc nào cần nghiên cứu thêm, hãy comment để lại email bên dưới bằng tài khoản Facebook, Yahoo, Gmail hoặc có thể soạn Email gửi về hộp thư: mrkanova2012@gmail.com để nhận link download. Lưu ý: Copy đầy đủ đường link tài liệu trên http://www.vuonrausach.com.vn để nhận chính xác tài liệu. Tôi sẽ gửi link donwload sớm nhất có thể cho quý bạn đọc. Mong quý vị nếu có điều kiện hãy tìm mua cuốn sách này để ủng hộ tác giả tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời những tập sách hay, phục vụ nền nông nghiệp Việt Nam. Xin cảm ơn quý bạn đọc.
Nguồn: Sưu tầm Internet

Dịch vụ Trồng Rau tại nhà

Hệ thống trồng cây OHF bao gồm các chậu có hình hoa, sáu cánh có thể xếp trồng lên nhau tạo thành hình trụ thắng đứng. Khi sử dụng hệ thống trồng cây OHF không những có thể tiếp kiệm được không gian, tăng năng xuất cây trồng mà còn tạo ra một không gian vườn 3D đẹp mắt. Với thiết kế đặc biệt, hệ thống trông cây OHF đảm bảo đủ không gian, ánh sáng cho cây rau, hoa phát triển bình thường mà lại hạn chế được sự phá hoại của sinh vật gây hại, giảm thiểu sự thoát hơi nước góp phần tiết kiệm nước.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply