Trồng rau tại nhà, dịch vụ trồng rau tại nhà
» » Tìm hiểu về phân hữu cơ

Tìm hiểu về phân hữu cơ

   Phân hữu cơ là gì? Tác dụng của nó ra sao đối với đất và cây trồng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết một số thông tin hữu ích về loại phân này.






    Như ta biết, cây trồng muốn phát triển được thì đều phải được cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ từ đất hoặc từ dung dịch thuỷ canh hoặc khí canh. Nếu trong đất không có đủ chất dinh dưỡng thì cây sẽ kiệt quệ, phát triển kém. Do đó, sau mỗi vụ thu hoạch cây trồng thì người nông dân phải tiến hành bón phân cho đất để trồng tiếp vụ sau.
   Trên thị trường hiện nay có hai loại phân bón chính là phân bón hữu cơ và phân vô cơ. Phân vô cơ được biết đến với các thành phần chính: đạm (urê), lân và kali. Phân hữu cơ thì có các thành phần chính như: phân gà, phân bò, phân chim, phân rơi hoai mục, ngoài ra còn một số phế phẩm như vỏ cà phê, xác động thực vật phân huỷ... Đặc điểm chung của chúng là đều cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng cả đa, trung và vi lượng. Phân vô cơ thì ngoài tác dụng cung cấp dưỡng chất cho cây trồng thì thường làm cho đất bị cằn, không có tác dụng cải tạo đất. Ngược lại, phân hữu cơ ngoài tác dụng cung cấp dưỡng chất cho cây trồng còn có tác dụng cải tạo đất đáng kể. Vậy trong phân hữu cơ có gì?
   Thành phần chung nhất của các loại phân bón hữu cơ chính là hàm lượng các chất hữu cơ. Ngoài ra tuỳ thuộc vào từng loại phân bón mà nhà sản xuất thường bổ sung các loại đạm, lân hay kali và các chất trung, vi lượng và vi sinh giúp tơi xốp đất tạo môi trường thuận lợi cho bộ rễ của cây phát triển. Bón phân hữu cơ thì đất sẽ có khả năng giữ nước, giữ phân bón tốt hơn, giảm sự thất thoát do bay hơi hoặc rửa trôi. Sau một thời gian, các chất hữu cơ sẽ chuyển hoá thành mùn, tạo độ phì nhiêu cho đất. Ngoài ra còn có một số loại phân bón hữu cơ cao cấp còn cung cấp một lượng lớn vi sinh vật có ích, có tác dụng cải tạo đất bạc màu, đất nghèo dinh dưỡng, đất cằn cỗi thành đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng như phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh, phân hữu cơ Nhật Thiên Kim, phân rơi Úc,... Để chuyển hoá các chất hữu cơ trong phân thành mùn thì cần một lượng lớn các chủng vi sinh vật. Các chủng vi sinh vật này rất đa dạng như chủng vi sinh vật lên men (phân giải tinh bột, phân giải đường, phân huỷ chuyển hoá xenlulôzơ...), cố định đạm, phân giải lân, phân giải kali. Do đó, bón phân hữu cơ chính là biện pháp góp phần làm cho đất tơi xốp, cung cấp kịp thời chất dinh dưỡng cho đất, nâng cao năng xuất cây trồng.
   Qua các phân tích trên ta thấy phân hữu cơ có tác dụng rất tốt đối với đất và cây trồng. Tuy nhiên bón như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất lại là vấn đề mà người nông dân quan tâm nhất. Theo kinh nghiệm thì để đạt hiệu quả cao nhất, đối với cây trồng ngắn ngày, phân hữu cơ nên dùng để bón lót nhằm kích thích cây trồng phát triển tốt nhất giai đoạn cây con, nhất là giai đoạn phát triển thân, lá. Còn các cây trồng lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều hay cây ăn quả nói chung nên bón lót vào lúc cây còn nhỏ và các thời điểm trước mùa mua, trước khi ra hoa. Lượng bón thì tuỳ theo thời điểm, tăng dần khi cây lớn dần. Nói chung phân hữu cơ tốt và ít hại đến cây trồng nên có thể bón lượng lớn và bón nhiều lần giúp cây trồng phát triển tốt nhất.

Dịch vụ Trồng Rau tại nhà

Hệ thống trồng cây OHF bao gồm các chậu có hình hoa, sáu cánh có thể xếp trồng lên nhau tạo thành hình trụ thắng đứng. Khi sử dụng hệ thống trồng cây OHF không những có thể tiếp kiệm được không gian, tăng năng xuất cây trồng mà còn tạo ra một không gian vườn 3D đẹp mắt. Với thiết kế đặc biệt, hệ thống trông cây OHF đảm bảo đủ không gian, ánh sáng cho cây rau, hoa phát triển bình thường mà lại hạn chế được sự phá hoại của sinh vật gây hại, giảm thiểu sự thoát hơi nước góp phần tiết kiệm nước.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply