Trồng rau tại nhà, dịch vụ trồng rau tại nhà
» »Unlabelled » Kỹ thuật trồng rau đay

KỸ THUẬT TRỒNG RAU ĐAY
-----------------------------------------

Rau đay
1. Giới thiệu:
Cây bụi cao 60-70 cm, lá nhỏ, xanh; thân, cành và gân lá đỏ tía; tính sinh cành lớn so với các loại rau ăn lá khác, có bộ rễ rất phát triển, nhưng ăn nông, không chịu được úng do đó khi trồng cần lên luống cao, thoát nước tốt. 
- Cây rau đay sinh trưởng tốt tại những nơi đất thấp trong vùng nhiệt đới. Rau đay có thể sinh trưởng tốt ở nơi có độ cao 500 m so với mặt biển, thậm chí có thể mọc cả ở những khu vực cao 3.000 m trong vùng ôn đới.


2. Thời vụ: 
- Rau đay được gieo trồng chủ yếu trong vụ xuân và thu hoạch từ vụ hè đến mùa thu. Thời vụ gieo trồng từ đầu tháng 3 đến tháng 7, thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9. 

3. Giống: 
- Lượng hạt gieo: 0,6-0,7 kg/sào.


4. Làm đất: 
- Chọn loại đất thịt nhẹ, thịt trung bình, đất cát pha, pH từ 6,0-6,7. Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo trồng, đất nên được luân canh với cây trồng khác họ.
- Làm luống: Mặt luống rộng 0,9 - 1,0 m, rãnh luống 0,2- 3 m, cao 20-30 cm.


5. Mật độ, khoảng cách
- Có thể gieo thẳng hàng, gieo vãi hoặc gieo cây con rồi tỉa cấy khi có 4 lá thật.
- Khoảng cách: hàng cách hàng 20-25cm và cây cách cây 20 cm. Mật độ 16-17 vạn cây/ha.


6. Phân bón:

Loại phân
Tộng lượng phân bón
Bón lót (%)
Bón thúc

kg/ha
kg/sào

Lần 1
Lần 2
Lần 3
Phân chuồng hoai mục
12 (tấn)-15(tấn)
360-540
100
-
-
-
Đạm urê
150-200
5,5-7,5
20
20
30
30
Lân supe
120-150
4,5-5,5
100
-
-
-
Kali sulfat
120-150
4,5-5,5
50
20
20
20

- Tuyệt đối không được dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi và nước phân tươi để bón hoặc tưới. Có thể dùng phân hữu cơ sinh học hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng.
- Cách bón thúc: 
+ Lần 1: sau trồng 10 ngày.
+ Lần 2: sau trồng 25-30 ngày (đã thu hái vỡ).
+ Lượng phân đạm và kali còn lại hoà tưới sau mỗi đợt hái.
- Xới xáo, vun gốc, làm cỏ, kết hợp với các đợt bón thúc.
- Chỉ được thu hoạch sau khi bón lót hoặc tưới phân ít nhất 7-10 ngày.


7. Tưới nước: 
- Sử dụng nguồn nước sạch để tưới, luôn giữ độ ẩm đất 80%. 
- Không sử dụng nước thải bệnh viện, nước ở khu công nghiệp hoặc nước ao tù để tưới.

8. Chăm sóc: 
- Gieo xong, tưới giữ ẩm, khi mọc được 2 – 3 lá thật tưới phân chuồng, phân đạm pha loãng. Cứ 8 –10 ngày bón thúc một lần. Rau đay rất sợ bị úng ngập, nhưng không chịu được hạn, rau phải tưới giữ ẩm luôn.
- Khi cây cao 10 –15 cm thì nhổ tỉa, để lại cây nọ cách cây kia 20 cm. Sau khi gieo hạt được 50 – 60 ngày thì nhổ. Khi cây lớn thì nhổ tỉa lần nữa chỉ để lại khoảng cách giữa các cây và các hàng là 30 x 40 cm, hoặc 40 x 40 cm. Bón thúc phân sau 1 – 2 lứa thu hoạch. Gieo một lần có thể ăn hết vụ.


9. Phòng trừ sâu bệnh: 
- Sâu hại rau đay chủ yếu là sâu khoang và một số sâu ăn lá nhưng ít khi nghiêm trọng, cần sử dụng biện pháp thủ công bắt sâu và ngắt ổ trứng sâu. Bị sâu bệnh hại nghiêm trọng mới dùng thuốc NPV hoặc Sherpa 25EC.
- Bệnh hại thì có bệnh thán thư trên cây khi còn non và bệnh chết cây do úng nước. Phòng trừ bằng cách xử lý hạt giống bằng nước ấm trước khi gieo. Không để ứ đọng nước và khi làm đất rắc vôi bột lên luống.


10. Thu hoạch: 
- Cần thu hoạch đúng lứa đảm bảo chất lượng rau non và thời gian cách ly thuốc hoá học bảo vệ thực vật, phân đạm bón thúc.
- Để giống: 
  Tháng 7 thu hái quả sau đó để vào thúng hoặc nong nia phơi cho khô rồi vò lấy hạt, làm sạch cất giữ cho vụ tới.

Theo sổ tay khuyến nông

Dịch vụ Trồng Rau tại nhà

Hệ thống trồng cây OHF bao gồm các chậu có hình hoa, sáu cánh có thể xếp trồng lên nhau tạo thành hình trụ thắng đứng. Khi sử dụng hệ thống trồng cây OHF không những có thể tiếp kiệm được không gian, tăng năng xuất cây trồng mà còn tạo ra một không gian vườn 3D đẹp mắt. Với thiết kế đặc biệt, hệ thống trông cây OHF đảm bảo đủ không gian, ánh sáng cho cây rau, hoa phát triển bình thường mà lại hạn chế được sự phá hoại của sinh vật gây hại, giảm thiểu sự thoát hơi nước góp phần tiết kiệm nước.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply