Trồng rau tại nhà, dịch vụ trồng rau tại nhà
» » » » » Chia sẻ kinh nghiệm chơi hoa Thủy Tiên

(Vườn 4 mùaCHIA SẺ KINH NGHIỆM CHƠI HOA THUỶ TIÊN
---------------------------------------------------------------------------

  Sắp đến những ngày tết cổ truyền dân tộc, hẳn ai cũng muốn chuẩn bị cho nhà mình những bát/chậu/giỏ hoa đẹp nhất.
Hoa Thuỷ Tiên
  Vừa rồi có rất nhiều bạn bè, anh chị hỏi mình về cách trồng hoa Thủy Tiên từ củ. Hôm nay mình mới có thời gian ngồi viết bài chia sẻ kinh nghiệm để giúp mọi người có những bát/chậu hoa Thủy Tiên thật đẹp vào những ngày tết. Và mình xin khẳng định lại là bài viết này chỉ mai tính chất chia sẻ kinh nghiệm, nó không phải là 1 bài viết hướng dẫn trồng và chăm sóc nhé. Cho nên chắc chắn sẽ có những sai sót trong cách mình làm. Rất mong bạn bè có thể chỉ cho mình để mình rút kinh nghiệm.
  Đối với bản thân mình, mình thường trồng theo 3 cách: trồng đất/cát, trồng thủy dưỡng nguyên củ và trồng thủy dưỡng có gọt củ. Hôm nay mình sẽ viết bài chia sẻ kinh nghiệm về cả 3 cách trồng mà mình hay làm.


A. Trồng nguyên củ trong chậu đất và bình nước.
1. Chọn củ: 
- Đầu tiên, phải nói đến việc chọn củ để trồng. Theo mình biết thì ngoài Hà Nội thường bán rất phổ biến các loại củ Thủy Tiên của Trung Quốc với giá bán lẻ tầm 40.000đ/củ. Phổ biến nhất có 3 loại cỡ: cỡ 10 củ/hộp, 8 củ/hộp và 6 củ/hộp (cũng có loại 2 củ/hộp nhưng loại này rất hiếm và chủ yếu dành cho các nghệ nhân gọt thủy tiên). Mình thường hay sử dụng loại củ cỡ 6 củ/hộp hoặc 8 củ/hộp vì những loại củ này sẽ có tầm khoảng 6 - 8 ngồng hoa/củ. 
- Khi chọn mua củ, chú ý chọn các củ bóp nhẹ vào thấy chắc, không lốp, có càng nhiều củ phụ càng cho nhiều hoa. Củ phụ phải là các củ tròn và đã phình to chứ không phải các nhánh nhỏ tí tẹo.
- Khi các bạn mua về mà vẫn chưa kịp trồng thì nên bảo quản bằng cách để củ chỗ ít sáng, khô ráo, tránh ẩm ướt vì nếu ẩm sẽ tạo điều kiện cho củ phát triển trước khi bạn trồng và khả năng hoa nở không đúng dịp bạn mong muốn.


H1. Chọn củ hoa trước khi trồng
2. Thời gian trồng: 
   Bản thân mình tự nhận là mình không có kinh nghiệm trong việc căn thời gian để chọn thời điểm bắt đầu trồng củ cho thích hợp. Nhưng với điều kiện nhiệt độ như ở Hà Nội thông thường, nhiệt độ tháng trước tết trung bình khoảng 15 - 20 độ thì mình sẽ trồng củ trước tết 1 tháng đối với củ không gọt (trồng đất/cát hoặc trồng nước) và 25 ngày đối với củ gọt. Nhiệt độ càng thấp thì trồng càng sớm, nhiệt độ càng nóng thì trồng càng muộn. 

3. Làm sạch củ: 
   Sau khi đã có củ hoa, mình sẽ làm sạch củ trước khi trồng. Việc đầu tiên là loại bỏ phần đất cứng ở đế củ. Có thể dùng tay để loại bỏ phần đất này. Tiếp đó, mình bóc lớp vỏ bẹ khô bên ngoài của củ và rửa qua cho sạch sẽ, tiếp tục cạo bỏ phần rễ đen khô ở đế củ và rửa lại cho thật sạch 1 lần cuối cùng bằng chổi lông mềm (mình hay dùng chổi quét sơn, loại nhỏ vừa vừa thì chỉ có 3.000đ/chiếc) trước khi đem trồng vào chậu đất/cát hoặc bình thủy.

H2. Loại bỏ phần đất ở đế củ
H3. Loại bỏ lớp vỏ bẹ khô xung quanh củ
H4. cạo bỏ phần rễ khô đen ở đế củ
H5. Đế củ sau khi đã được làm sạch
H6: Củ Thủy tiên đã sạch sẽ để sẵn sàng vào chậu hoặc bình
4. Trồng củ hoa: 
   Sau khi củ Thủy Tiên đã được "cởi áo cũ" và "tắm rửa" sạch sẽ thì mình sẽ đưa ra bình hoặc chậu để trồng.
- Đối với bình thủy tinh: 
  Mình chọn những bình cao, miệng vừa với kích thước củ. Đặt củ Thủy Tiên nằm trên vùng miệng bình để củ có khoảng không bên dưới phát triển bộ rễ. Mình thường làm 1 việc là trong 20 ngày đầu thì cứ 5 ngày mình thay nước và vệ sinh củ 1 lần, sau đó khi rễ dài rồi thì thôi.
- Đối với trồng chậu đất/cát: 
  Bản thân mình thì toàn trồng vào chậu đất. Mình chọn loại giá thể xốp, nhẹ, thoáng, dễ thoát nước...để trồng. Trồng nổi củ như những loại củ thân hành khác.

H7,8. Củ Thủy Tiên trồng thủy dưỡng trong bình thủy tinh

H9. Củ Thủy Tiên trồng trong chậu đất
B. Gọt củ Thủy Tiên 
   Mình vừa chia sẻ về kinh nghiệm trồng thủy tiên trong đất và trong bình thủy của mình. Tiếp theo thì mình sẽ chia sẻ về gọt củ hoa Thủy Tiên.
   Về cách chọn củ hoa, chọn thời điểm gọt, làm sạch củ,... thì vẫn làm gần giống như phần trồng nguyên củ trong chậu đất và bình nước. Chỉ khác ở chỗ là sau khi làm sạch củ thì sẽ đem ngâm củ trong nước từ 1,5 - 2 ngày cho vỏ củ hút nước. Nó sẽ căng mọng ra giúp ta dễ gọt củ hơn.
H10. Ngâm củ Thủy Tiên trước khi gọt
   Đối với việc gọt củ Thủy Tiên, dao gọt đóng vai trò rất quan trọng. Bản thân mình thường dùng dao vát và dao lưỡi mác để gọt. Đầu còn lại của 2 lưỡi dao chính là 2 dao máng dùng để cạo đế củ và đào sâu thịt củ để lộ mầm củ. Loại dao này rất dễ tìm mua ở các cửa hàng dao kéo trên phố Nguyễn Khuyến - Hà Nội (thời điểm trước tết tầm 2 tháng là họ có dao bán sẵn rất nhiều). Ngoài ra mình có dùng thêm chổi lông mềm để vệ sinh củ. Loại chổi mình dùng là chổi quét sơn, giá tầm 3.000 - 5.000đ/chiếc.


 H11,12,13. Dao gọt củ và chổi vệ sinh củ
  Sau khi ngâm củ trong khoảng thời gian 1,5 - 2 ngày thì mình tiến hành gọt củ. Mình thường gọt theo cách gọt của TQ ấy là phá bỏ 1/2 củ (1 mặt củ). Chọn mặt gọt là mặt phía các mầm củ hướng lên trên.
  Dùng dao tạo trên mặt củ đường vòng cung cách đế 1 - 1,5cm và thật nhẹ nhàng tách từng lớp vỏ củ. Cứ bóc lần lượt như vậy tầm 4 - 5 lớp vỏ củ (mục đích là để phát hiện các tay củ bên trong) thì mình chuyển sang dùng dao vát và gọt phá vào gần giữa củ. Giai đoạn này phải hết sức cẩn thận vì nếu gọt phá mạnh tay thì sẽ phạm phải các mầm củ cũng như bao hoa.
  Chú ý: 
  Trong quá trình gọt vào giữa củ, nếu phát hiện những tay không mang hoa (đặc điểm là nhỏ và yếu) ta có thể bẻ mỏ đi.
H14. Tách các lớp vỏ củ bên ngoài

H15, 16. Loại bỏ những mầm củ không mang hoa 
H17. Dùng dao vát phá sâu vào gần mầm củ
  Sau khi gọt phá vào gần giữa củ thì mình sẽ dùng dao máng để khoét sâu vào khe giữa các mầm củ nhằm làm lộ những mầm củ. Sau đó dùng mũi dao nhẹ nhàng rạch những lớp màng bao quanh mầm củ để lộ lá và bao hoa. Việc này cần làm hết sức cẩn thận vì nếu nhỡ tay làm rách bao hoa thì chắc chắn ngồng hoa đó sẽ thui.
  Khi mầm hoa và lá đã lộ ra, mình sẽ tiến hành việc xén lá. Có nhiều bạn hỏi mình "tại sao lại xén lá?" Việc xén lá sẽ giúp lá mọc thấp và uốn lượn dưới hoa và những ngồng hoa vươn cao nhìn rất đẹp. Còn nếu không xén lá thì lá sẽ mọc lên tua tủa và có thể che lấp mất hoa. Khi xén lá thì xén phía mặt trong của củ (phần lá mới lộ ra). Dùng dao nhọn rạch theo mép lá từ trên đầu xuống dưới phía ngồng hoa.
   Chỉ cần làm như vậy là coi như đã hoàn thành xong việc gọt củ.
H18. Dùng dao máng để khoét sâu thịt củ.
H19. Củ Thủy Tiên sau khi gọt xong
  Củ hoa sau khi đã gọt xong, mình sẽ dùng chổi lông làm sạch nhựa củ và các mảnh vụn giắt trong các khe bẹ củ, sửa lại các vết cắt cho thật ngọt. Quan trọng nhất sau khi gọt củ xong là phải giữ cho củ thật sạch, không còn nhựa bám quanh củ vì nhựa là tác nhân chính gây thối và thâm củ nếu ta không giữ sạch củ. Tiếp đó, mình ngâm mặt cắt, gọt vào nước khoảng 1 ngày để rửa sạch nhựa chảy ra từ vết cắt, nhựa sẽ đùn ra và đông lại dẻo quánh trên các vết cắt gọt. Trong thời gian ngâm củ sau khi gọt thì cứ 5 - 8h mình lại dùng chổi lông rủa sạch đám nhựa nhầy bám quanh củ 1 lần.
  Sau khi củ được ngâm 1 ngày và được rửa sạch bong kin kít, mình đưa củ vào bình thủy tinh. Củ sẽ đặt nằm hướng mặt gọt lên trên rồi dùng bông mềm phủ lên các vết cắt và phần đế củ và đẩm bảo bông lúc nào cũng ướt để rễ và các vết gọt không bị khô. Mình thường dùng loại khăn bông ướt tẩy trang để phủ lên loại này chị em rất nhiều.


H20,21. Rửa sạch và ngâm củ trước khi vào bình
H22. Loại khăn bông dùng để phủ vết cắt
  Và cuối cùng, mình được bình Thủy Tiên gọt. Dù không đẹp mĩ miều nhưng nó cũng mang cho mình niềm vui rất lớn vì nó sẽ là món quà mình tặng gia đình trong những ngày đầu năm...










Dịch vụ Trồng Rau tại nhà

Hệ thống trồng cây OHF bao gồm các chậu có hình hoa, sáu cánh có thể xếp trồng lên nhau tạo thành hình trụ thắng đứng. Khi sử dụng hệ thống trồng cây OHF không những có thể tiếp kiệm được không gian, tăng năng xuất cây trồng mà còn tạo ra một không gian vườn 3D đẹp mắt. Với thiết kế đặc biệt, hệ thống trông cây OHF đảm bảo đủ không gian, ánh sáng cho cây rau, hoa phát triển bình thường mà lại hạn chế được sự phá hoại của sinh vật gây hại, giảm thiểu sự thoát hơi nước góp phần tiết kiệm nước.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply