(blog ngày mới) TRỒNG ĐU ĐỦ TẠI NHÀ
------------------------------------------------------
Chỉ lấy chọn lấy hột màu đen ở đoạn giữa gần cuối của trái, trái có vỏ không có vẻ bị sâu bệnh (trái có vỏ nổi "mụn" thì có khả năng bị ruồi trái cây chích không nên lấy hột). Thả hạt vào nước, chỉ chọn hạt chìm loại bỏ hạt nổi.
2. GIEO HẠT
- Gieo trên đất có pha phân chuồng hoai mục, trên phủ tí xíu cỏ để giử ẩm
- Có thể cắt chai nước ngọt Coca cola...hoặc giấy báo làm chậu để gieo hạt.
Làm ướt đẩm pottingmix trong chậu > rải hạt > cho chậu vào bao nilong buộc kín > để chỗ mát > 7 đến 15 ngày sau thì mọc mầm > chờ khi cây con mọc lá thì mở bao cho tiếp xúc với ánh sáng từ từ, tưới ít ít... dư nước cây bị yếu sức dể bị bệnh.
Lúc đó bệnh quá nên tui ẩu tả nên gieo thẳng ra đất, chẳng ủ (ê) che chắn gì ... đu đủ cũng mọc ì xèo.... bị quên bài học thả hạt vô nước tìm hạt chìm mà gieo nên bây giờ cây đực nhiều quá.
- Lưu ý: CÁCH XÁC ĐỊNH CÂY CÁI
Cây cao khoảng 30-40cm thì bứng đi trồng lại, nhân tiện kiểm tra cây đực hay cái mà có biện pháp điều chỉnh.
(*) Nhìn bộ rễ:
- Rễ chùm : cây cái > sẽ ra trái.
- Rễ thẳng đuột: cây đực > bông chùm, không trái > phải ngắt bỏ rễ cái chỉ chừa khoảng 2-3cm trước khi đem trồng lại. Ngắt bỏ rễ cái (để chuyển giới tính thành lưởng tính...hì..hì) thì cây đực sẽ cho trái.
(*) Nhìn lá
- Lá xanh đậm, có 4 khía rãnh (lá nhìn thấy rõ 5 chia).
- Không có hình lá mọc kế lá mầm, chụp đỡ mấy cây này.
3. CHỌN CÂY TRỒNG
- Cây có dạng tháp bút, lóng ngắn, thân mọc hơi cong.
- Cũng có thể lấy nhánh đu đủ con mọc ra từ thân chính của cây đu đủ đã có trái để giâm. Phải có kinh nghiệm chọn nhánh con và cách giâm cành thì tỉ lệ sống mới cao (Ba tui nghe mấy bạn trong nông nghiệp chỉ cách chứ ông chưa thực hành, vì ông nói hột thiếu gì, gieo hột cho tiện).
4. THỜI GIAN TRỒNG
- Để cây thấp và sớm có trái: trồng cây vào mùa bắt đầu lạnh.
- Trời lạnh làm cây lớn chậm khoảng cách giữa hai tàu lá rất gần nhau/làm cho cây lùn đi, khi thời tiết ấm lên thì cây phát triển rất mạnh, nếu không bị sương muối làm cháy lá thì cây sẽ có bông trong thời gian này. Nếu bị sương muối thì năm thứ nhì mới có trái.
(*) Nhìn các đốt trên thân cây sẽ nhận biết cây này mấy tuổi
- Cây có dạng tháp bút, lóng ngắn, thân mọc hơi cong.
- Cũng có thể lấy nhánh đu đủ con mọc ra từ thân chính của cây đu đủ đã có trái để giâm. Phải có kinh nghiệm chọn nhánh con và cách giâm cành thì tỉ lệ sống mới cao (Ba tui nghe mấy bạn trong nông nghiệp chỉ cách chứ ông chưa thực hành, vì ông nói hột thiếu gì, gieo hột cho tiện).
4. THỜI GIAN TRỒNG
- Để cây thấp và sớm có trái: trồng cây vào mùa bắt đầu lạnh.
- Trời lạnh làm cây lớn chậm khoảng cách giữa hai tàu lá rất gần nhau/làm cho cây lùn đi, khi thời tiết ấm lên thì cây phát triển rất mạnh, nếu không bị sương muối làm cháy lá thì cây sẽ có bông trong thời gian này. Nếu bị sương muối thì năm thứ nhì mới có trái.
(*) Nhìn các đốt trên thân cây sẽ nhận biết cây này mấy tuổi
- Hôm 30/9/10 câyvừa gặp mùa đông thứ 2... đến 21/4/11 cây sắp gặp mùa đông thứ ba. Mùa đông cây chậm phát triển nên đốt nhặt/khít, nắng ấm cây mọc mạnh, lóng/đốt thưa ra.
- Chỗ tui ở, trái gì hễ già sắp chín là bị ruồi trái cây chích. Tui đang học cách ngăn ruồi trái cây bằng cách che báo...
- Chờ trái chín mới biết có thành công hay không (chờ tui nhen, tui sẽ post bổ sung kết quả vô đây khi trái chín... Cách này không thành công).
5. VỊ TRÍ TRỒNG
- Chỗ nhiều nắng, thoát nước tốt.
- Không trồng trở lại vị trí đã trồng đợt trước
(Phải để đất nghỉ ngơi cây mới có đủ dinh dưởng chống bệnh và năng suất cao)
6. CHĂM SÓC
- Chỉ bón phân NPK khi cây được 3 tháng tuổi để thúc cây mau ra bông.
- Khi cây đã đậu trái bón tiếp NPK.
- Tưới thêm Kali 2 tuần 1 lần để trái ngọt và thơm. Trời bắt đầu lạnh thì mỗi tuần mỗi tưới để giúp cây chống lạnh.
- Dùng cỏ khô để ủ gốc để giữ độ ẩm vào mùa nắng, phải tưới nước đều đặn (đu đủ cần nước nhưng sợ úng nước - thiếu nước bị rụng trái hoặc trái bị méo mó)
- Dùng phân bò, phân gà, vùi đầu tép/ cá cách gốc khoảng 50cm (cây càng cao thì cách gốc xa hơn) làm cây sai trái và lâu cổi.
- Khi cây cao phải cắt bỏ ngọn (đôn cho thấp xuống để cây thấp xuống, có nhiều tược và dể hái trái) lấy nilong hoặc cắt chai nước ngọt chụp kín lại không cho nước thấm vô... cây sẽ ra tược con , chỉ giử lại vài tược ở vị trí thích hợp.
- DÙNG PHÂN KALI
Để đọc rõ chữ trên bao bì > click vào hình
- Mùa lạnh cần tưới Kali cho cây chống lạnh.
- Khi cây đậu trái tưới Kali mỗi tuần sẽ giúp trái ngọt hơn. Nếu không tưới Kali, đu đủ chín vào mùa đông màu sắc nhợt nhạt và lạt, chỉ dùng để làm gỏi, để chín đu đủ lạt nhách... ăn dở kinh khủng. Hái trái già vàng mỏ vịt đem hầm giò heo ăn cũng dở ẹt.
- Nếu bị sương muối làm cháy trụi lá, đừng đốn bỏ và chỉ bẻ làm gỏi mấy trái già, cứ để lại trái còn nhỏ...mùa nắng ấm trở lại thì trái sẽ lớn và ngọt lại nhưng trái sẽ không lớn thêm nhiều.
- Cây này không có tưới Kali, sau mùa Đông có sương muối cây trụi lủi, trái còn bị ruồi trái cây chích.
- KHÔNG DÙNG PHÂN ĐẠM
Tưới u rê tốt lá, ít trái và làm trái đu đủ bị đắng.
- Chỗ tui ở, trái gì hễ già sắp chín là bị ruồi trái cây chích. Tui đang học cách ngăn ruồi trái cây bằng cách che báo...
- Chờ trái chín mới biết có thành công hay không (chờ tui nhen, tui sẽ post bổ sung kết quả vô đây khi trái chín... Cách này không thành công).
- Chỗ nhiều nắng, thoát nước tốt.
- Không trồng trở lại vị trí đã trồng đợt trước
(Phải để đất nghỉ ngơi cây mới có đủ dinh dưởng chống bệnh và năng suất cao)
6. CHĂM SÓC
- Chỉ bón phân NPK khi cây được 3 tháng tuổi để thúc cây mau ra bông.
- Tưới thêm Kali 2 tuần 1 lần để trái ngọt và thơm. Trời bắt đầu lạnh thì mỗi tuần mỗi tưới để giúp cây chống lạnh.
- Dùng cỏ khô để ủ gốc để giữ độ ẩm vào mùa nắng, phải tưới nước đều đặn (đu đủ cần nước nhưng sợ úng nước - thiếu nước bị rụng trái hoặc trái bị méo mó)
- Dùng phân bò, phân gà, vùi đầu tép/ cá cách gốc khoảng 50cm (cây càng cao thì cách gốc xa hơn) làm cây sai trái và lâu cổi.
- Khi cây cao phải cắt bỏ ngọn (đôn cho thấp xuống để cây thấp xuống, có nhiều tược và dể hái trái) lấy nilong hoặc cắt chai nước ngọt chụp kín lại không cho nước thấm vô... cây sẽ ra tược con , chỉ giử lại vài tược ở vị trí thích hợp.
- DÙNG PHÂN KALI
Để đọc rõ chữ trên bao bì > click vào hình
- Khi cây đậu trái tưới Kali mỗi tuần sẽ giúp trái ngọt hơn. Nếu không tưới Kali, đu đủ chín vào mùa đông màu sắc nhợt nhạt và lạt, chỉ dùng để làm gỏi, để chín đu đủ lạt nhách... ăn dở kinh khủng. Hái trái già vàng mỏ vịt đem hầm giò heo ăn cũng dở ẹt.
- Nếu bị sương muối làm cháy trụi lá, đừng đốn bỏ và chỉ bẻ làm gỏi mấy trái già, cứ để lại trái còn nhỏ...mùa nắng ấm trở lại thì trái sẽ lớn và ngọt lại nhưng trái sẽ không lớn thêm nhiều.
- Cây này không có tưới Kali, sau mùa Đông có sương muối cây trụi lủi, trái còn bị ruồi trái cây chích.
- KHÔNG DÙNG PHÂN ĐẠM
Tưới u rê tốt lá, ít trái và làm trái đu đủ bị đắng.
(*) Kinh nghiệm
- Hạt mới rất dể nảy mầm (xẻ đu đủ ăn xong là lựa hột đem gieo liền, 2 tuần sau là mọc mầm).
- Uốn cây cong giúp hạ chiều cao của cây, để dể hái trái - khi cây cao khoảng 50cm dùng cây buộc giống chữ X để chặn cây sao cho phần gốc lài lài tạo một góc khoảng 30- 40độ.. không cho thân vươn thẳng.
- Mùa nắng ấm cần tưới nhiều nước để bù vào lượng nước bị bốc hơi qua lá ... Nhưng khi thời tiết mát mẻ hoặc lạnh thì không cần tưới nhiều (đu đủ cần nước nhưng không chịu úng gốc...> đất phải thoát nước tốt.)
- Đu đủ cần rất nhiều phân bón, rất ưa Nitrogen....cần bón phân bò, phân gà, Dynamic Lifter thường xuyên...
- Đu đủ cần nắng, thiếu nắng cây ròm rỉnh.. dể bị bệnh... trái lạt nhách.
- Nếu trồng trên 10 cây thì nên trồng 1 cây đu đủ đực >>> tăng khả năng đậu trái
('bạn bông' nói nhà hàng xóm trồng 2 cây đực và cái kế bên > cây cái có cả trăm trái, nhìn thấy mê lắm, bông đu đủ đực kết thành chùm mọc tủa tủa rủ xuống vòng quanh thân cây chen với lá xanh xanh, nhìn cũng dể thương làm đẹp sân vườn.)
- Hạt mới rất dể nảy mầm (xẻ đu đủ ăn xong là lựa hột đem gieo liền, 2 tuần sau là mọc mầm).
- Uốn cây cong giúp hạ chiều cao của cây, để dể hái trái - khi cây cao khoảng 50cm dùng cây buộc giống chữ X để chặn cây sao cho phần gốc lài lài tạo một góc khoảng 30- 40độ.. không cho thân vươn thẳng.
- Đu đủ cần rất nhiều phân bón, rất ưa Nitrogen....cần bón phân bò, phân gà, Dynamic Lifter thường xuyên...
- Đu đủ cần nắng, thiếu nắng cây ròm rỉnh.. dể bị bệnh... trái lạt nhách.
- Nếu trồng trên 10 cây thì nên trồng 1 cây đu đủ đực >>> tăng khả năng đậu trái
('bạn bông' nói nhà hàng xóm trồng 2 cây đực và cái kế bên > cây cái có cả trăm trái, nhìn thấy mê lắm, bông đu đủ đực kết thành chùm mọc tủa tủa rủ xuống vòng quanh thân cây chen với lá xanh xanh, nhìn cũng dể thương làm đẹp sân vườn.)
----------------------
ĐU ĐỦ BỊ BỆNH
----------------------
- Bị chết ngọn chính, cây đu đủ mùa này vẫn còn trái từ nhánh mới, nhưng bị đốm đen trên lá và trái.
Nguyên nhân: thiếu Potassium, Phosphorous và Magnesium
Biện pháp phòng chống:
- vào đầu mùa Xuân và mùa Thu bón phân giàu Kali, Phosphorous (phân lân hoặc phân gà), Magnesium (trong Epsom Salts_ sẽ ghi lại vài điều về muối Epsom trong bài khác)
Xem hướng dẫn sử dụng, thành phần NPK trong Dynamic Lifter for fruit & citrusở đây và Thrive Granular citrus food ở đây
Tưới Seaweed quanh năm cũng giúp tăng cường sức khỏe của cây. Seaweed cung cấp nguồn khoáng chất và các chất kích thích tăng trưởng để thúc đẩy rể phát triển.
Đây là 2 loại Seaweed, chai màu trắng tưới cho cây con và cây mới lớn, bình màu xanh dùng cho cây trưởng thành.
Trong những tháng lạnh của năm, cây đu đủ thiếu dinh dưỡng rất dễ bị bệnh Black Spot và Powdery Mildew. Nếu đu đủ được bón đúng phân cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thì không cần phải phun xịt hóa chất phòng côn trùng và bệnh.
Góc kể chuyện đu đủ vườn nhà
Mùa 2011, đu đủ sung sức nên trái lớn.
Trái vừa chín thì vỏ vẫn còn đẹp, không nghi ngờ về bệnh.
Đây là 1 cây khác, cùng 1 đợt gieo hột, nhưng được chăm kĩ lưỡng nên cây to và mùa đầu có trái khá nhiều.Cây này có dấu hiệu thiếu hụt dinh dưỡng _lá có dấu hiệu của Bệnh úa vàng / Chlorosis (phiến lá giảm màu xanh (nhìn kĩ 2 lá thấp nhất trong hình 2)
30-4-2011
Hình 2 Hơn năm nay ít bón phân cho hầu hết cây trong sân vườn |
Hình 3 |
Hình 4 |
Và suốt mùa hoa hồng 2012, không có bón phân định kì, không có tưới Seasol, rải Dynamic nên lá và trái đu đủ bị đốm đen từ gốc tới ngọn. Đến sau tháng 8 thì cái ngọn chết ngắc .
Đến khoảng tháng 12/2012 nhờ chăm sóc đám LanHuệ và đám bông chuẩn bị Tết nên đám đu đủ vươn chồi con tua tủa.
(theo những gì mới đọc thì đây có lẽ là bệnh Black Spot, cứ tưởng đu đủ bị bệnh là tại bệnh chứ không hề biết rằng chúng bị thiếu dinh dưỡng.)
cây đu đủ "út' hôm qua và hôm nay
Hình 5 |
- Sẽ bón phân và ghi nhận tiếp về hai chị em đu đủ này.
Không có nhận xét nào: