Trồng rau tại nhà, dịch vụ trồng rau tại nhà
» » » Kỹ thuật trồng cây rau cải thùng xốp hiệu quả cao

Ảnh: Một loại cải - nguồn: giaoduc.net.vn

(*) Giới thiệu chung:
   Cây rau cải có tên khoa học là: Brasica sp.L, thuộc họ thập tự: Cruciferea, là một họ thực vật có hoa, cung cấp lượng rau chủ yếu vào mùa đông cho con người trên khắp thế giới.
   Chúng bao gồm cải bắp, cải bông xanh, súp lơ, cải brussels, cải xoăn (tất cả đều là các giống cây trồng từ một loài là Brassica oleracea),cải làn, cải củ Thụy Điển, cải xoăn nước mặn, cải củ, cải thìa và su hào. Các thành viên được biết đến nhiều khác của họ Brassicaceae còn có cải dầu (gồm cải dầu Canola và các loại khác), mù tạc, cải ngựa, cải canh, mù tạc Nhật, xà lách và cải xoong.

1. Đặc tính sinh học của rau cải
   Cải là một loại cây thân thảo, có chu kỳ sống 1, 2 hay lâu năm. Rau cải vốn tập trung trong vùng ôn đới, ưa khí hậu mát lạnh song cũng có những giống chịu nóng khá tốt. 
   Rau cải có bộ rễ ăn nông trên tầng đất mặt, bộ lá mọc so le, khá phát triển và chứa nhiều chất dinh dưỡng, to bản nhưng mỏng manh nên khả năng chịu hạn kém và dễ bị sâu bệnh phá hại.  
    Có mấy nhóm rau cải phổ biến, cung cấp lượng rau chủ yếu cho con người sau đây:

a. Nhóm cải bẹ:
   Gồm cải bẹ dưa, cải chíp, cải bẹ dưa… Nhóm này chịu lạnh, ưa nhiệt độ thấp, nhiệt độ thích hợp 15 – 22 độ C, do đó thích hợp trong vụ đông xuân (từ tháng 8 đến 2,3).
  Đặc điểm của nhóm cải bẹ: Có bẹ lá to, rất lớn, một cây có thể nặng 2 – 4kg, thời gian sinh trưởng dài trên 50 ngày tùy loại.

b. Nhóm cải xanh
  - Có cuống lá nhỏ và hơi tròn, phiến lá nhỏ và hẹp, bản lá mỏng (so với nhóm cải bẹ và cải thìa)
  - Có màu từ xanh vàng đến xanh đậm, hịu được mưa và nóng nên có thể trồng trong vụ xuân hè.

c. Nhóm cải thìa hay cải trắng
  - Cuống là hình lòng máng, màu trắng, phiến lá hơi tròn, cây mọc gọn; nhiệt độ thích hợp từ 10 – 27 độ C nên có thể trồng gần như quanh năm.

2. Kỹ thuật trồng các loại rau cải thùng xốp (tại gia đình).
2.1. Thời vụ gieo trồng: 
  Vụ đông xuân: Gieo hạt vào tháng 8, tháng 9, tháng 10. Sau 25 – 30 ngày, cây có 3 – 4 lá thật thì đem trồng là tốt nhất.

2.2. Làm đất: 
  + Làm đất kỹ, tơi xốp, bón lót vôi nông nghiệp rồi phơi ải ít nhất từ 7-10 ngày trước khi trồng để diệt mầm bệnh: ấu trùng, nhộng, nấm...
  + Hoà nấm tricohderma vào nước rồi phun vào đất trước khi trồng để diệt trừ mầm mống bệnh.
  + Bổ sung phân bón cho 1 thùng xốp (khoảng 30-50 kg đất): mỗi thùng khoảng 2 kg phân trùn quế hoặc phân chuồng hoai mục: 3-5kg/thùng; phân cá ủ hoai. Nếu không có thì có thể thay bằng phân vi sinh, lượng dùng khoảng 2-5 kg/thùng.
  + Thùng xốp trồng cây phải thoát nước tốt, tốt nhất nên làm thùng @ cải tiến để trồng cây đạt hiệu quả cao.

2.3. Gieo hạt: 
   Để hạt nẩy mầm tốt, cần làm theo các bước sau:
  + Hạt trước khi gieo cần được ngâm trong nước 2 sôi 3 lạnh (khoảng 40 độ C) trong 2-5h. 
  + Vớt ra rửa sạch, để ráo nước.
  + Đem gieo vào bầu hoặc trực tiếp lên đất đã chuẩn bị sẵn. Sau vài ngày hạt sẽ nẩy mầm.

2.4. Cách trồng: 
 + Đào các hố cách nhau 20 - 30 cm, mỗi hố sau từ 10 - 15 cm.
 + Cho vào mỗi hốc một nắm phân chuồng ủ hoai hoai hoặc phân trùn quế, phân vi sinh
 + Mỗi thùng xốp trồng từ 4 - 6 cây cải vào các hốc.

2.5. Chăm sóc: 
 + Tưới nước: sau khi trồng phải tưới nước ngay; mỗi ngày một đến hai lần, nên tưới trực tiếp vào gốc, cho đến khi cây bén rễ hồi xanh. Sau đó chỉ tưới khi cảm thấy đất thiếu ẩm. Lưu ý: Tưới nhiều nước quá dễ dẫn đến nấm bệnh.
 + Bón phân:
   Sau khi trồng 12 - 15 ngày, cây đã hồi xanh và có nhu cầu phát triển thì bón thúc lần 1:
Cần bổ sung thêm lượng phân chuồng hoai mục để cây đủ chất phát triển, ngoài ra có thể bổ sung thêm lượng phân vô cơ theo hàm lượng sau, tỉ lệ 2 lân : 0,5 đạm : 0,5 kali. Lấy 2 thìa cà phê super lân, 0,5 thì cà phê đạm và 0,5 thìa cà phê kali trộn lẫn với nhau rồi pha với bình 20 lít nước. Mỗi ngày tưới cho 1 thùng xốp khoảng 300 - 500 ml/lần.
   Nếu e ngại dùng phân vô cơ cho cây trồng, có thể dùng nước tiểu ngâm lân trong 1 tuần, đem pha loãng tưới cho cây cũng tốt.
   Khi cây xoè lá thì bón thúc lần thứ hai. Trước khi bón thúc nên xới xáo mặt thùng kết hợp với vun cao gốc cho cải bẹ để chống đổ và nhặt cỏ dại.
   Trong suốt quá trình sinh trưởng của cải bẹ cần bón thúc 5 – 7 lần tuỳ tốc độ sinh trưởng của cây, màu sắc của thân lá cây mà tăng hay giảm lượng phân bón cho phù hợp.
   Thu hoạch cải bẹ có thể tỉa lá hoặc thu chặt cả cây thu hoạch 1 lần.

2.6. Sâu bệnh:
   Cải là một loại cây thuộc họ thập tự nên chịu ảnh hưởng của tất cả các loại sâu, bệnh có ảnh hưởng đến họ này. Có thể kể đến như sâu tơ, sâu khoang, bệnh thối nhũn, đốm vòng...
   Hạn chế sử dụng thuốc hoá học khi trồng tại gia đình. Có thể sử dụng các loại thuốc thảo mộc như thần điền (TP) hoặc gốc sinh học như dầu khoáng: Đầu trâu, SK enspray 99EC hoặc các loại thuốc trừ sâu sinh học tự chế như: thuốc lào, hỗn hợp: tỏi, ớt, gừng, rượu... để phun diệt trừ sâu, bệnh. 
   Biện pháp cuối cùng là sử dụng thuốc hoá học nhưng lưu ý đến các quy tắc sử dụng thuốc hoá học và an toàn trong sử dụng thuốc (nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật). Trước khi thu hoạch ít nhất 10 ngày thì cần ngừng phun để đảm bảo lượng tồn dư hoá chất độc hại không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

-----------------------------------------------------------------------------------------
(*) Đọc thêm về nguyên tắc 4 đúng trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:               
                                    (nguồn: http://nghean.gov.vn)
-----------------------------------------------------------------------------------------
   Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để bảo vệ cây trồng, bảo vệ mùa màng là một trong những biện pháp quan trọng nhất trong hệ thống các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp cho cây trồng. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất của người dân, hiện tượng lợi bất cập hại vẫn còn thường xuyên xẩy ra, gây ảnh hưởng xấu đến năng suất, sản lượng, thu nhập, bản thân, xã hội, môi trường…Vì vậy để nâng cao hiệu quả của công tác sử dụng thuốc BVTV để phòng và trị sâu bệnh cho cây trồng, chúng tôi xin giới thiệu cùng bà con về nguyên tắc 4 đúng như sau:
   Trong hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV ngành BVTV thường hướng dẫn tuyên truyền nông dân phải áp dụng nguyên tắc 4 đúng gồm : Đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách.

1. Nguyên tắc sử dụng đúng thuốc:
   Khi quyết định sử dụng thuốc BVTV cần phải biết rõ loài dịch hại cần tham khảo cán bộ chuyên môn BVTV hoặc ban nông nghiệp tại địa phương. Ưu tiên lựa chọn sử dụng các loại thuốc có tác động chọn lọc, có hiệu lực cao, thời gian cách ly ngắn và ít độc đối với sinh vật có ích, động vật máu nóng. Cần tìm hiểu kỹ xem loại thuốc định mua có an toàn với cây trồng sẽ được phun hay không đặc biệt chú ý khi mua và sử dụng thuốc trừ cỏ
Thay đổi loại thuốc trong quá trình sử dụng, không nên sử dụng một loại thuốc trong thời gian dài hoặc từ năm này qua năm khác để ngăn ngừa hiện thượng quen thuốc, kháng thuốc của dịch hại .

2- Nguyên tắc sử dụng thuốc đúng lúc
   Phun thuốc vào thời điểm dịch hại dễ bị tiêu diệt, phun ở giai đoạn tuổi nhỏ đối với sâu và ở giai đoạn đầu đối với bệnh . Phun vào lúc trời má, không có gió to để thuốc tiếp xúc bám dính tốt hơn trên bề mặt lá. Hạn chế phun lúc cây đang ra hoa, không phun thuốc khi trời nắng nóng sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc hoặc trời sắp mưa có thể làm rửa trôi thuốc. Không phun thuốc vào thời điểm quá gần ngày thu hoạch (tuỳ thuộc vào thời gian cách ly của từng loại thuốc để xác định thời gian ngừng phun thuốc trước thu hoạch). Phun khi mật độ sâu, tỷ lệ bậnh đạt đến ngưỡng gây hại kinh tế (điều này cần có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn xác định đối với từng loại sâu, bệnh ở từng thời kỳ và mức độ sinh trưởng phát triển của cây trồng).

3. Nguyên tắc sử dụng thuốc đúng nồng độ, liều lượng .
   Đúng nồng độ liều lượng ở đây bao gồm lượng thuốc và lượng nước trên đơn vị diện tích theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật. Không được tuỳ ý tăng nồng độ của thuốc cao sẽ gây hại cho người sử dụng, cây trồng, môi trường và làm tăng chi phí, hoặc phun ở nồng độ quá thấp sẽ làm cho dịch hại quen thuốc, kháng thuốc tạo nguy cơ bùng phát dịch.

4. Nguyên tắc sử dụng thuốc đúng cách .
   Về nguyên tắc này trước hết phải kể từ khâu pha thuốc. Khi quyết định sử dụng thuốc phải tính toán kỹ lượng thuốc và lượng nước cần sử dụng. Khi pha thuốc nên cho vào bình 1/3 – 1/2 lượng nước rồi cho nước vào rồi khuấy đều, sau đó tiếp tục cho đủ lượng nước còn lại vào khuấy kỹ để thuốc phân tán đều trong nước. Không tự ý hỗn hợp hay nhiều loại thuốc BVTV với nhau bởi khi hỗn hợp có trường hợp làm gia tăng hiệu lực thuốc song có nhiều trường hợp hỗn hợp sẽ giảm hiệu lực thuốc, hoặc dễ gây cháy nổ, độc hại cho cây trồng và cho người sử dụng. Do đó chỉ thực hiện hỗn hợp thuốc nếu có hướng dẫn trên nhãn thuốc hay hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và sau khi hỗn hợp phải sử dụng ngay.

(*) Lưu ý
   Thông thường chỉ nên phối trộn hai loại thuốc trong cùng một lần phun sẽ cho hiệu quả cao, đồng thời kiểm soát được tác hại ngược lại do quá trình phối trộn. Tuy nhiên, đa số bà con nông dân chưa hiểu rõ nguyên tắc phối trộn và tuỳ tiện phối trộn thuốc BVTV nên hiệu lực phòng trừ dịch hại thấp, ngoài ra còn gây ngộ độc cho cây trồng. Để giúp bà con sử dụng thuốc BVTV hiệu quả và an toàn đối với cây trồng chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm như sau:
    Những nhóm thuốc bà con có thể pha trộn:
- Chỉ nên phối hợp các loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc các nhóm gốc khác nhau thì hiệu quả mới cao như: thuốc nhóm lân phối hợp với nhóm các ba mát, lân + cúc, các ba mát + cúc, các ba mát + điều hòa sinh trưởng, thuốc vi sinh phối hợp với gốc lân
hoặc cúc.
- Chỉ nên phối hợp thuốc có các tác dụng khác nhau như (tiếp xúc, vị độc, xông hơi, nội hấp, lưu dẫn.
- Chỉ nên phối hợp thuốc trừ sâu với thuốc trừ bệnh, thuốc trừ sâu với thuốc trừ cỏ, trừ cỏ với phân bón.
- Không nên phối hợp thuốc trừ bệnh với phân bón qua lá hoặc chất điều hòa sinh trưởng,
- Không phối hợp thuốc trừ sâu vi sinh với thuốc trừ bệnh có nguồn gốc chất kháng sinh....
- Không phối hợp thuốc trừ sâu, trừ bệnh với các loại thuốc gốc đồng như Coc 85, Coper B. Vì thuốc gốc đồng thường có tính kiềm cao, trong khi đó thuốc trừ sâu, trừ bệnh lại có tính axit. Khi pha trộn với nhau chúng sẽ trung hòa làm giảm hiệu lực thuốc.
   Để biết chắc chắn hơn bà con nên lấy một ít thuốc nguyên chất pha với lượng tương đương thuốc loại kia trong một cốc sành, sứ, thủy tinh, nhựa, dùng que khuấy nhẹ cho hòa tan để trong 2 - 5 phút. Quan sát nếu thấy có hiện tượng kết tủa bên dưới, đóng váng trên bề mặt, bốc khói tỏa nhiệt, sủi bọt hoặc biến đổi màu bất thường thì không nên pha trộn các loại thuốc đó với nhau để phun cho cây trồng.
   Nếu đã khẳng định trộn được 2 loại thuốc với nhau thì trong quá trình pha chế, bà con nên lần lượt cho từng loại thuốc thứ nhất vào bình rồi cho nước vào khoảng nửa bình khuấy đều sau đó cho loại thuốc thứ 2 vào rồi tiếp tục thêm nước cho đầy bình đủ lượng nước mình cần. Lưu ý trước khi pha thuốc trong bình phải có một lượng nước vừa phải và không nên cho 2 loại thuốc vào cùng một lúc, nồng độ của mỗi loại phải giữ nguyên như khi dùng riêng rẽ. Sau khi pha phải phun ngay.
   Để tránh hiện tượng quen thuộc đối với các loại dịch hại trên cây trồng, khi sử dụng bà con cần luân phiên các nhóm thuốc có gốc khác nhau.
   Khi phun thuốc tuỳ vào đặc điểm, vị trí gây hại của từng loại dịch hại để hướng vòi phun sao cho tia thuốc tập trung vào nơi định phun để thuốc tiếp xúc được nhiều nhất với dịch hại, không đi ngược chiều gió khi phun .
   Như vậy để sử dụng thuốc BVTV, phòng trừ dịch hại đạt hiệu quả cao thì việc hiểu và tuân thủ các nguyên tắc trên là rất cần thiết. Kính mong mọi người lưu tâm và thực hiện tốt.

Theo: Nhân Sang
Trạm KN Anh sơn


---------------------------
(*) Tài liệu tham khảo:
---------------------------
- Báo nông nghiệp Việt Nam
- wikipedia.org
- giongmoi.com.vn
- khuyennong.gov.vn
- nongnghiep.vn
- internet
- nghean.gov.vn

Dịch vụ Trồng Rau tại nhà

Hệ thống trồng cây OHF bao gồm các chậu có hình hoa, sáu cánh có thể xếp trồng lên nhau tạo thành hình trụ thắng đứng. Khi sử dụng hệ thống trồng cây OHF không những có thể tiếp kiệm được không gian, tăng năng xuất cây trồng mà còn tạo ra một không gian vườn 3D đẹp mắt. Với thiết kế đặc biệt, hệ thống trông cây OHF đảm bảo đủ không gian, ánh sáng cho cây rau, hoa phát triển bình thường mà lại hạn chế được sự phá hoại của sinh vật gây hại, giảm thiểu sự thoát hơi nước góp phần tiết kiệm nước.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply