Trồng rau tại nhà, dịch vụ trồng rau tại nhà
» » » Hỏi - đáp: Làm sao để trồng ớt tại nhà đạt chất lượng tốt?

Ảnh minh hoạ: Cây ớt tím - nguồn: vietfun
---------------------
A. Nông dân hỏi:
---------------------     
    Làm sao để trồng ớt tại nhà đạt chất lượng tốt?
--------------------------
B. Chuyên gia trả lời:
--------------------------

   Ớt là cây trồng có đặc điểm sinh trưởng hết sức phức tạp, mất nhiều công chăm bón. Ớt rất dễ mắc bệnh và khi đã nhiễm thì năng suất giảm rất rõ rệt. Do đó để đạt năng suất cao khi canh tác ớt nói chúng, ta cần lưu ý một số điểm sau:

1. Về giống, thời vụ trồng.

Ảnh minh hoạ 1: Ớt sừng Trang Nông 

Ảnh minh hoạ 2: Ớt hiểm Chánh Nông 

Ảnh minh hoạ 1: Ớt chỉ thiên F1 Thiên Trường 
- Chọn giống tốt của các công ty uy tín: Trang Nông, Hoàng Nông, Phú Nông, Thiên Trường… các giống lai F1, các giống có năng suất cao như ớt sừng trâu, ớt chỉ thiên để trồng.

- Trồng ớt đúng vụ sẽ cho năng suất cao nhất. Ớt có thể trồng 3 vụ/năm: vụ xuân (từ tháng 02 âm lịch), vụ mùa (tháng 07 âm lịch) và vụ đông(tháng 10 âm lịch). Ớt thường bắt đầu cho thu hoạch, sau khoảng thời gian 2,5 tháng. Thời gian thu hoạch có thể kéo dài tới 4-5 tháng nếu chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi.

2. Về kỹ thuật chăm sóc:
2.1. Chuẩn bị đất trồng:

- Ớt là cây chống chọi với sâu, bệnh kém nên trước khi trồng ta phải chuẩn bị khâu làm đất thật tốt mới mong có năng suất cao.
- Đập nhỏ đất thịt, rắc vôi bột, phơi ải ít nhất từ 5 – 7 ngày trước khi trồng để diệt mầm bệnh: ấu trùng, nấm bệnh.
- Sau khi phơi ải, trộn đều đất trồng với giá thể xơ dừa, tro trấu, trấu hun, phân chuồng hoai mục (phân bò, phân lợn, phân gà, phân vịt, phân cá…) hoặc phân trùn nếu có. Ớt là cây rất ưa phân gia súc, gia cầm và theo kinh nghiệm thực tế nếu bón phân gà thì ớt cay sẽ độ cay rất cao.

2.2. Gieo hạt:
- Ngâm hạt giống ớt trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh, khoảng 40 độ C trong 3-4 tiếng.
- Vớt ra, rửa sạch, để ráo, bọc vào vải cotton ẩm (vải đem nhúng vào nước, vắt kiệt).
- Cho vào túi nilon để chỗ thoáng mát hoặc ngăn mát tủ lạnh khoảng (20 độ C), sau 3 – 10 ngày hạt nẩy mầm tuỳ loại ớt.
- Sau khi hạt nứt nanh, đem gieo vào bầu đất chuẩn bị sẵn. Bầu đất là một hỗn hợp gồm đất thịt + tro trấu + phân chuồng hoai mục hoặc phân trùn quế, tỉ lệ 1:1 sao cho tơi xốp.

2.3. Chăm sóc:
   Hướng dẫn chăm sóc cho cây ớt trồng tại nhà (số lượng nhỏ).
- Ớt là cây trồng cần chăm bón cẩn thận, đúng quy trình, ưa phân chuồng hoai mục, chịu úng kém nên phải trồng ở những nơi thoát nước tốt. Nếu trồng trên đất thì cần lên liếp cao, rộng 0,6m nếu trồng 1 hàng, rộng 1,2m nếu trồng 2 hàng; cây cách cây 04,-0,6m. Mùa mưa cần thoát nước tốt, mùa nắng cần tưới đầy đủ, giữ đất đủ ẩm.
- Tỉa các cành, nhánh nhỏ ở bên dưới giúp cây phân tán rộng và thông thoáng.
- Nên làm giàn để giữ cây thẳng đứng, dễ thu hái, kéo dài thời gian thu hoạch, ít bệnh do đổ ngã.
- Khi cây con cao từ 5-7 cm thì đánh ra trồng. Khi trồng cần đào hố, bón lót một lượng phân vi sinh, phân chuồng hoai mục nhất định vào hố để giúp cây con phát triển tốt. Lượng bón cần cho 1 cây ớt khoảng 3-5kg phân chuồng hoai mục.
- Khi ớt bén rễ, hồi xanh sau khoảng 5-8 ngày, tiến hành bón thúc phân vô cơ theo liều lượng sau: 2:1:1 (lân, đạm, kali) – hỗn hợp A.

+ Bón thúc lần 1: Chuẩn bị 1 chén hỗn hợp A trên, hoà vào 20 lít nước + 1 ít phân chuồng ngâm ủ trong vòng 1 tuần, hàng ngày khuấy đều cho tan hết. Sau đó, tưới đều, tuần 1 lần xa gốc.

+ Bón thúc lần 2: Sau khoảng 20-30 ngày tiến hành bón thúc phân với liều lượng lớn hơn: 1 chén hỗn hợp A hoà với 10 lít nước, tưới đều 2-3 lần/tuần.

+ Bón thúc lần 3: Đến thời kỳ thu hoạch rộ, nhất là sau khi hái quả, tiến hành bón với tần suất 2-3,4 lần/tuần, đồng thời bổ sung phân gà hoai mục vào mỗi gốc sau mỗi đợt thu hoạch để lứa quả mới được cay. Chú ý bón thêm vôi bột hoặc canxi clorua (CaCl2) để bổ sung canxi tránh bị thối quả.

2.4. Về sâu bệnh:
   Những loại sâu, bệnh mà ớt hay gặp phải nhất là sâu vẽ bùa, rệp, sẩn đốt, sẩn gốc, sương mai gây ủng, héo và rụng quả. Khi mắc phải hầu hết không thể chữa được vì chúng thường có khả năng kháng thuốc rất cao. Cách tốt nhất là phải phòng bệnh cho ớt ngay từ lúc trồng như phơi khô đất, khử trùng bằng vôi bột. Đồng thời kết hợp phun thuốc theo định kỳ để hạn chế sự phát triển của bệnh

2.5. Một số sâu, bệnh thường gặp trên cây ớt và cách phòng trị:
- Bọ trĩ, bọ phấn trắng: Có thể dùng Confidor, Admire... để phòng trị.
- Sâu xanh đục trái: Sâu phá hại búp non, nụ hoa, cắn điểm sinh trưởng, đụt thủng quả, khi trái ớt còn xanh cho đến lúc gần chín.
- Sâu ăn tạp: Sâu gây hại trên lá, và cây con. Phòng trị bằng cách ngắt bỏ tổ trứng, tổ sâu non hoặc dùng: Sumicidin, Cymbus, Decis...
- Bệnh héo cây con: Bệnh thường gây hại cây con trong líp ương hoặc sau khi trồng khoảng một tháng tuổi. Dùng Validacin, Anvil, Ridomil; Copper -B,....
- Bệnh héo chết cây: Đối với bệnh do vi khuẩn, cần nhổ và tiêu hủy; dùng vôi bột rãi vào đất, hoặc Starner, New Kasuran, Copper Zin C tưới nơi gốc cây hay phun ngừa bằng Kasumin. Đối với cây bệnh do nấm, cần phát hiện sớm, phun ngừa hoặc trị bằng thuốc Copper B, Derosal, Appencarb super, Ridomil, Score.
- Bệnh thán thư: Có thể sử dụng một số loại thuốc: Copper B, Mancozeb, Antracol, Ridomil,...
Tài liệu tham khảo:

Báo Nông nghiệp Việt Nam

Dịch vụ Trồng Rau tại nhà

Hệ thống trồng cây OHF bao gồm các chậu có hình hoa, sáu cánh có thể xếp trồng lên nhau tạo thành hình trụ thắng đứng. Khi sử dụng hệ thống trồng cây OHF không những có thể tiếp kiệm được không gian, tăng năng xuất cây trồng mà còn tạo ra một không gian vườn 3D đẹp mắt. Với thiết kế đặc biệt, hệ thống trông cây OHF đảm bảo đủ không gian, ánh sáng cho cây rau, hoa phát triển bình thường mà lại hạn chế được sự phá hoại của sinh vật gây hại, giảm thiểu sự thoát hơi nước góp phần tiết kiệm nước.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply