Trồng rau tại nhà, dịch vụ trồng rau tại nhà
» » Kinh nghiệm cải tạo đất trồng cây tại nhà

Kinh nghiệm cải tạo đất trồng cây tại nhà


Ảnh minh hoạ: Đất trồng cây
   Đất trồng cây tại nhà thường sử dụng đất ruộng, đất nền (móng), đất phù sa hoặc các đất hỗn hợp bán sẵn trên thị trường. Sau một thời gian trồng, đất sẽ bị giảm dinh dưỡng & chai cứng (đặc biệt là đất bón phân hóa học thường xuyên), cây phát triển còi cọc. Sau đây là 3 bước đơn giản có thể giúp bạn cải tạo đất hiệu quả:
Bước 1: Phơi khô đất, dập nhỏ & trộn vôi bột.
- Phơi khô, đập nhỏ đất giúp tăng thêm oxy trong đất (tương tự kinh nghiệm phơi ải đất của bà con nông dân). Các hạt đất không nhất thiết phải đập nhỏ vụn toàn bộ. Có thể để khoảng 10-15% hạt đất to khoảng bằng đầu ngón tay. Các hạt này cho xuống phía đáy của chậu.
- Tác dụng của bón vôi: Vôi không chỉ đơn thuần là ức chế sự phát triển của nấm bệnh trong đất mà còn nhiều tác dụng nữa mà phân hóa học khác không có được, đó là: (a) Vôi ngăn chặn sự suy thoái của đất; (b) Vôi khử được tác hại của mặn; (c) Vôi phân bón cung cấp dưỡng chất canxi; và (d) Vôi phát huy hiệu lực của phân hữu cơ, phân vô cơ.
Bước 2: Làm tơi xốp đất
- Sử dụng các phế phẩm nông nghiệp như vỏ lạc, đỗ, bã đậu tương, trấu tươi, trấu hun, xơ mùn dừa... trộn đều vào đất thành hỗn hợp đất tơi xốp.
Bước 3: Cải tạo đất:
- Đất bị chai cứng lại do nguyên nhân người trồng sử dụng phân hóa học mà không bổ sung phân hữu cơ hoặc bổ sung hữu cơ không đủ. 
- Do cây hút hết chất dinh dưỡng nên đất bị bạc màu, trở nên trắng bệch,
Tùy theo điều kiện có thể chọn một trong số các phương pháp cải tạo sau:
Phương pháp 1: Bổ sung phân trùn quế
Trộn đều 5-6kg phân trùn/m2đất đã phơi khô trước khi trồng. Phân trùn quế không những giúp tăng khả năng giữ ẩm cho đất, cung cấp chất dinh dưỡng dễ tan cho cây trồng mà còn cung cấp trùn quế là thực thể sống giúp duy trì độ tơi xốp đất một cách lâu dài.
Phương pháp 2: Sử dụng rác thải nhà bếp
Rác thải nhà bếp có thể sử dụng được gồm: cuống rau, vỏ củ quả, vỏ trứng... (không sử dụng các đồ mặn). Các loại rác này đem thái nhỏ trộn vào đất đã đập nhỏ cùng với chế phẩm sinh học như EM, tricoderma ủ trong vài tuần cho hoai mục (đất tơi xốp) là có thể dụng được.

Phương pháp 3: Sử dụng phân cá
- Phân cá được làm từ các phế phẩm của cá như: đầu cá, ruột cá, cá nhỏ... Có 2 cách làm phân cá là trộn và ủ trực tiếp trong đất hoặc ngâm cùng rỉ đường để lấy nước tưới.

-Trộn trực tiếp vào đất: 1 thùng xốp cầm khoảng 1-2kg cá. Đổ 1 lớp đất 1 lớp cá sau đó rắc 1-2 gr chế phẩm vi sinh (Tricoderma) hoặc 1 nắm vôi bột. Tiếp tục lặp lại cho đển khi hết cá. Phía trên mặt thùng nên phủ lớp đất dày và rắc một ít vôi bột để tránh mùi hôi và dòi bọ.

- Ngâm dinh dưỡng cá: Phế phẩm cá băm nhỏ cho vào bình thủy tinh, nhựa, sành (tốt nhất là cho vào vại sành). Cho thêm rỉ đường (loại đường phế phẩm dùng ủ thức ăn cho gia súc) theo tỉ lệ 1:1 và đạy kín bình. Đặt bình dinh dưỡng nơi mát mẻ, tránh bị nước mưa chảy vào. Ủ khoảng 1 tháng là có thể sử dụng được. Khi sử dụng chắt nước cá ngâm pha với nước tỷ lệ 0,5-1% phun hoặc tưới. Cách làm này khi tưới sẽ có mùi hơi tanh.
Phương pháp 4: Sử dụng phân bón vi sinh thiên phú: Thiên phú 11 (xử lý đất) và Thiên phú 02
- Mặt ruộng chưa cày xới ta lấy 100lít nước và 1lít TP-11 & 2lít TP-02 khuấy đều phun khắp ruộng sau đó ta bắt đầu cày xới cho tơi đất (1lít phân vi sinh khi pha với nước dùng cho 1000m2 đất ,đối với diện tích nhỏ hơn chúng ta giảm tỷ lệ xuống cho đúng )
- Sau 10 - 15 ngày ta có thể gieo hạt (chỉ đối với gieo hạt trực tiếp, bình thường ta có thể trồng sau 1 - 2 ngày )
-Việc cải tạo đất với phân bón vi sinh Thiên Phú giúp phân huỷ những độc tố hoặc nấm mốc có hại cho cây trồng ở trong đất, giúp đất sạch và trở nên trung hoà, màu mỡ, xử lý đất bị nhiễm phèn, làm cho các vi sinh vật có lợi trong đất phát triển mạnh mẽ.
Phương pháp 5: Kết hợp các loại phân vi sinh với các chế phẩm sinh học như Tricohderma để cải tạo lại đất.
- Sử dụng nguồn phân bón vi sinh để cung cấp vào đất một lượng lớn vi sinh vật có ích, có tác dụng cải tạo lại đất.
- Đồng thời, sử dụng chế phẩm sinh học Tricohderma để diệt trừ các mầm bệnh có hại cho cây trồng như: nấm, các loại mạt gà, ấu trùng sâu, giòi trong đất,...
Nguồn: Tổng hợp Internetnet (google, osg.vn, caitaodat.com,...)

Dịch vụ Trồng Rau tại nhà

Hệ thống trồng cây OHF bao gồm các chậu có hình hoa, sáu cánh có thể xếp trồng lên nhau tạo thành hình trụ thắng đứng. Khi sử dụng hệ thống trồng cây OHF không những có thể tiếp kiệm được không gian, tăng năng xuất cây trồng mà còn tạo ra một không gian vườn 3D đẹp mắt. Với thiết kế đặc biệt, hệ thống trông cây OHF đảm bảo đủ không gian, ánh sáng cho cây rau, hoa phát triển bình thường mà lại hạn chế được sự phá hoại của sinh vật gây hại, giảm thiểu sự thoát hơi nước góp phần tiết kiệm nước.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply