Trồng rau tại nhà, dịch vụ trồng rau tại nhà
» » Hướng dẫn gieo hạt giống

Hướng dẫn gieo hạt giống

Ảnh minh hoạ: Hạt giống đậu xanh

   Để trồng rau thành công thì gieo hạt là một khâu quan trọng đầu tiên. Nếu nắm vững được kỹ thuật gieo hạt thì người trồng rau sẽ chủ động được trong khâu làm giống, chuẩn bị cho một vụ rau màu bội thu. Tuỳ theo loại hạt giống mà có sự khác biệt trong kỷ thuật gieo khác nhau, tuy nhiên các chủng loại hạt quá đa dạng, chúng ta cũng không thể áp dụng cầu kỳ các cách gieo hạt cho từng loại được mà chỉ chọn ra cách phổ biến nhất, đơn giản nhất mà làm thôi. Bài viết dưới đây sẽ trình bày với các bạn một phương pháp gieo hạt khá đơn giản và có thể áp dụng cho đa số các loại hạt rau, hoa phổ biến trừ một số hạt có cách gieo đặc biệt.

1. Dụng cụ cần thiết:
- Túi nilon đen nhỏ (bầu nhỏ), ly nước nhỏ, ly mì nhỏ hoặc chậu nhỏ, chậu to hoặc đơn giản nhất là khay ươm bằng xốp hoặc bằng nhựa (xốp thường dùng hơn), tuỳ theo mục đích của người gieo hạt. Các vật dụng ươm hạt sau đây gọi tắt là bầu ươm. Nếu sau này không muốn thay chậu nữa thì có thể gieo thẳng vào đất cũng được. Kinh nghiệm cho thấy, để dễ quản lí độ ẩm, sâu bệnh, dinh dưỡng... thì nên gieo hạt vào bầu ươm trước.

   

-Thuốc trừ nấm: các hợp chất của đồng, Chlorothalonil, mancozeb, propineb...

 

1.1. Phương pháp 1: Dạng thổ canh.
- Đất sạch giàu dinh dưỡng + vỏ trấu hoặc trấu hun hoặc mùn xơ dừa... Thông thường tỷ lệ phổ biến như sau: Đất sạch + vỏ trấu (xơ dừa) hoặc hỗn hợp = 7 : 3


 

- Vì sử dụng đất sạch đã có độ pH thích hợp cho đại đa số các loại hạt rồi nên ta không cần quan tâm đến PH ở đây.
1.2. Phương pháp 2: Dạng thuỷ canh.
+ Mùn xơ dừa
+ Dung dịch thuỷ canh(dạng phát triển thân, lá) có nồng độ khoảng 300 - 500 ppm.


2. Tiến hành gieo hạt:
- Ngâm hạt: đối với các loại hạt có vỏ mỏng (như cà, ớt...) có thể ngâm bằng nước ấm  (2 sôi 3 lạnh (40 độ) khoảng 3-5 tiếng. Đối với các loại hạt có vỏ dày (như các loại đậu) thì ngâm 1 đêm cho vỏ hạt nở ra rồi hãy tiến hành gieo. Với một số loại hạt có thể mài mòn một phần hoặc bóc lớp vỏ cứng bên ngoài, ví dụ hạt chùm ngây (bóc vỏ), hạt bầu, bí, mướp đắng (mài mòn 1 phần), hạt ngò rí (mùi) thì dùng chai thuỷ tinh chà cho vỡ một phần hạt,...
- Trộn đều các chất trồng rồi cho hỗn hợp đất hoặc xơ dừa vào chậu hoặc khay uơm.
- Tưới đẫm chất trồng hoặc phun mưa dung dịch thuỷ canh có nồng độ 300-500ppm vào giá thể.
- Phun thuốc trừ nấm lên mặt giá thể.
- Ngoài ra, đối với các loại hạt khó nảy mầm như các loại huơng thảo, oải huơng thì khuyến khích sử dụng GA3 (chất kích thích nẩy mầm) để tăng tỷ lệ nẩy mầm cao nhất.
- Gieo hạt: Chôn hạt với độ sâu bằng 2-3 lần đường kính của hạt (khoảng 1-2cm). Đối với các loại hạt rất nhỏ, thì chúng ta gieo trực tiếp trên mặt đất ẩm, sau đó phun suơng cho hạt bám vào chất trồng là được. Đối với hạt to hơn thì nên chôn sâu khoảng 1-2cm (chú ý ko nén chặt đất sau khi chôn hạt). Sau đó phủ thêm một lớp vỏ trấu hoặc xơ dừa, mục đích là để hạt sau khi nẩy mầm sẽ tạo thành cây có thân mập, khoẻ.
- Sau khi gieo hạt xong, nên phun suơng lên bề mặt vài lần để đất và hạt tiếp xúc với nhau.
- Đặc biết đối với các hạt xứ lạnh, sau khi gieo hạt nên xử dụng màng thực phẩm, hay tấm kiếng đậy lại chậu hoặc khay uơm để tăng độ ẩm, giúp hạt nảy mầm nhanh hơn. Các loại hạt xứ nóng không cần thực hiện bước này.

3. Chăm sóc sau khi gieo hạt:
3.1. Nhiệt độ: 
   Tùy loại mà hạt cần nhiệt độ khác nhau để nẩy mầm, tuy nhiên dao động từ khoảng 20-25 độ C thích hợp cho đại đa số hạt. Không cần quá chú trọng đến vấn đề này vì chỉ cần che lưới hoặc để chỗ giâm mát là ổn.
3.2. Độ ẩm:
   Chú ý luôn đảm bảo độ ẩm cho đất, giá thể gieo hạt, không được để đất bị khô. Bao lâu phun 1 lần thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố nơi gieo hạt (nhiệt độ, sức gió...), vấn đề này đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm và quan sát thường xuyên.
3.3. Ánh sáng: 
   Đặt chậu hoặc khay uơm ở nơi có ánh sáng khuyếch tán (che lưới lan màu đen loại 50%), vì hạt cần ánh sáng để nẩy mầm, nhưng nếu cường độ quá mạnh sẽ đốt cháy hạt và làm khô chất trồng nhanh chóng. Cũng có 1 số ít (rất ít) loại cần gieo hạt trong bóng tối.
3.4. Chuyển chậu:
   Khi cây con đã lớn đến mức độ nào đó (thân đủ cứng cáp, rễ mạnh...) khoảng 2,3 lá thực, chúng ta có thể chuyển qua chậu to hơn hoặc chuyển xuống đất trồng trực tiếp. Nếu trước đó đã gieo hạt trong chậu to thì có thể trồng tiếp mà không cần sang chậu. 




                  

3.5. Bón phân: 
   Đối với cây con, hệ rễ vẫn chưa đủ mạnh để hấp thụ phân có nồng độ cao, cho nên việc dùng phân bón lá hoặc dung dịch thuỷ canh 300-500ppm là thích hợp nhất. Thông thường chỉ nên tưới phân bón lá bằng 1/2 hoặc 2/3 nồng độ trên bao bì hướng dẫn.


  

3.6. Sâu bệnh: 
   Giai đoạn cây con phải chú ý quan sát thường xuyên vì rất dễ bị sâu ăn lá tấn công, ta nên phun ngừa thuốc trừ nấm, trừ sâu (dạng vi sinh) 1 tuần 1 lần. Ngoài ra cũng chú ý đất trồng không được để úng tránh cây bị thối.

Dịch vụ Trồng Rau tại nhà

Hệ thống trồng cây OHF bao gồm các chậu có hình hoa, sáu cánh có thể xếp trồng lên nhau tạo thành hình trụ thắng đứng. Khi sử dụng hệ thống trồng cây OHF không những có thể tiếp kiệm được không gian, tăng năng xuất cây trồng mà còn tạo ra một không gian vườn 3D đẹp mắt. Với thiết kế đặc biệt, hệ thống trông cây OHF đảm bảo đủ không gian, ánh sáng cho cây rau, hoa phát triển bình thường mà lại hạn chế được sự phá hoại của sinh vật gây hại, giảm thiểu sự thoát hơi nước góp phần tiết kiệm nước.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply