Trồng rau tại nhà, dịch vụ trồng rau tại nhà
» » » LV - Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của bọ nhảy hại họ rau thập tự và biện pháp phòng chống trong vụ xuân hè

  Trong số các loài rau trồng ở Việt Nam thì rau họ hoa thập tự là một nhóm rau có giá trị dinh dưỡng và đem lại giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy, mà các loại rau họ hoa thập tự được rất nhiều người ưa thích, và chúng được trồng rộng rãi trên khắp cả nước.

  Tuy nhiên, với sự phong phú về chủng loại, sự gia tăng về diện tích, đa dạng về sinh thái cùng với sự hình thành và mở rộng các vùng chuyên canh, thâm canh nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, cây rau đã chịu sự phá hại ngày càng tăng của những lực lượng thiên nhiên lớn đã, đang và sẽ là mối đe doạ thường xuyên đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và đối với sản xuất rau nói riêng trên toàn thế giới. Trong số các loại dịch hại rau họ hoa thập tự thì bọ nhảy là loài gây hại chủ yếu thường gặp rất nhiều ở các vùng trồng rau trên thế giới và các vùng chuyên canh rau ở Viêt Nam,.

  Để bảo vệ năng suất rau chống lại các loài dịch hại, con người đã phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau: biện pháp thủ công, biện pháp canh tác, biện pháp vật lý, biện pháp hoá học. Trong đó biện pháp hoá học lâu nay vẫn được coi là biện pháp chủ lực và nông dân vẫn quen dùng như là một vũ khí sắc bén phòng trừ bọ nhảy và các loài sâu hại khác để bảo vệ cây rau. Thực sự biện pháp hoá học đã đem lại hiệu quả cao, nhanh chóng tiêu diệt những kẻ thù nguy hiểm của năng suất. Chính vì thế mà trong nhiều trường hợp, biện pháp này trở thành yếu tố duy nhất giúp cho các cơ sở sản xuất nông nghiệp khắc phục tác hại của sâu bệnh. Và việc sử dụng thuốc hoá học có chiều hướng tăng dần, năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng lẫn chủng loại. 

  Vì bọ nhảy là loài gây hại chủ yếu trên rau họ hoa thập tự, thường gặp rất nhiều ở các vùng trồng rau trên thế giới và các vùng chuyên canh rau ở Việt Nam nên bọ nhảy Phyllotreta striolata Fabricius được đánh giá là một trong những loài sâu gây hại nghiêm trọng làm ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và phẩm chất của cây trồng. Việc phòng chống bọ nhảy hiện nay vẫn đang gặp nhiều khó khăn do đặc điểm của chúng: ở pha sâu non, chúng chui xuống đất và gây hại còn pha trưởng thành chúng có khả năng nhảy nhanh. 

  Để phòng trừ hiệu quả một loài sâu hại nói chung, bọ nhảy nói riêng thì trước hết phải hiểu được tập tính sống và các đặc tính sinh vật học, sinh thái học của chúng.

  Chính vì vậy, để góp phần đề xuất biện pháp phòng trừ bọ nhảy trên rau họ hoa thập tự nói chung và cải Xanh ngọt nói riêng có hiệu quả và hợp lý hơn nữa chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của bọ nhảy hại họ rau thập tự và biện pháp phòng chống trong vụ xuân hè 2009".
Bọ nhảy hại rau là một đối tượng gây hại rất lớn trên rau họ hoa thập tự cần phải phòng trừ
Bọ nhảy hại rau là một đối tượng gây hại rất lớn trên rau họ hoa thập tự cần phải phòng trừ
   Mời quý bạn đọc xem online tại đây. Nếu quý bạn đọc nào cần nghiên cứu thêm, hãy comment để lại email bên dưới bằng tài khoản Facebook, Yahoo, Gmail hoặc có thể soạn Email gửi về hộp thư: mrkanova2012@gmail.com để nhận link download. Lưu ý: Copy đầy đủ đường link tài liệu trên vuonrausach.com.vn để nhận chính xác tài liệu. Tôi sẽ gửi link donwload sớm nhất có thể cho quý bạn đọc. Mong quý vị nếu có điều kiện hãy tìm mua cuốn sách này để ủng hộ tác giả tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời những tập sách hay, phục vụ nền nông nghiệp Việt Nam. Xin cảm ơn quý bạn đọc.



Nguồn: sưu tầm

Dịch vụ Trồng Rau tại nhà

Hệ thống trồng cây OHF bao gồm các chậu có hình hoa, sáu cánh có thể xếp trồng lên nhau tạo thành hình trụ thắng đứng. Khi sử dụng hệ thống trồng cây OHF không những có thể tiếp kiệm được không gian, tăng năng xuất cây trồng mà còn tạo ra một không gian vườn 3D đẹp mắt. Với thiết kế đặc biệt, hệ thống trông cây OHF đảm bảo đủ không gian, ánh sáng cho cây rau, hoa phát triển bình thường mà lại hạn chế được sự phá hoại của sinh vật gây hại, giảm thiểu sự thoát hơi nước góp phần tiết kiệm nước.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply