Trồng rau tại nhà, dịch vụ trồng rau tại nhà
» » » Blog - Kinh nghiệm trồng rau ngót

(ngattt82.blogspot.com) Theo dõi trên báo, đài các bạn cũng biết rằng để cho rau ngót năng suất cao, người nông dân đã sử dụng nhiều loại thuốc kích thích nhằm hạn chế sâu bệnh, kích thích cây rau ngót nhằm tăng suất cây trồng. Vì rau ngót là loại rau ăn lá, nhanh thu hoạch, do đó người nông dân thường không cách ly đủ số ngày quy định để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Như vậy, vô hình chung vì lợi nhuận con người đầu độc chính con người.
  ... Rau ngót là một loại rau giàu chất dinh dưỡng, được sử dụng nhiều trong các bữa ăn gia đình. Rau ngót là loại cây đa niên, sống được cỡ vài năm. Là loại rau dễ trồng, thích hợp trồng từ mùa xuân, hè. Đến mùa đông cây chững lại, sang xuân, cây lại đâm chồi nảy lộc mới.
  Rau ngót rất lâu ra hoa và đậu quả, do đó, người ta thường trồng bằng cành giâm. Để trồng thành công, mời các bạn tham khảo bài viết của chị ngattt82 (thành viên diễn đàn webtretho) để có thể tự trồng cho mình vài luống rau ngót hoặc đơn giản là một vài thùng rau ngót cho con yêu và gia đình yêu quý của mình sử dụng.
Vặt hết lá rau ngót, cắt thành từng đoạn nhỏ dài khoảng 20 - 30 cm, tối thiểu chứa 2 mắt
Vặt hết lá rau ngót, cắt thành từng đoạn nhỏ dài khoảng 20 - 30 cm, tối thiểu chứa 2 mắt 
1. Mua rau ngót ở chợ về, cố gắng lấy được những đoạn thân già nhất. Có thể hỏi người bán hàng để xin, vì thường người ta hay bẻ đi.
2. Cắt đoạn thân già thành nhiều đoạn thân ngắn, có thể chứa từ 2-3 mắt, tùy biến theo từng hoàn cảnh. Lưu ý là phần gốc cắm xuống nên cắt vát, cái này chắc giúp cây có khả năng hấp thụ chất + nước ở đất được nhiều hơn, vì cắt vát thì giống hình thoi, đường kính sẽ rộng hơn.
Mua 10K rau ngót đây, và sản phẩm sau khi cắt đoạn già:

Sau vài ngày cắm cành, mầm mới đã mọc ra từ các mắt
Sau vài ngày cắm cành, mầm mới đã mọc ra từ các mắt
3. Chuẩn bị chậu hay hộp xốp sâu một chút, cắm từng cành xuống, làm sao chừa 1-2 mắt ở phía trên, đất cách mắt khoảng 1-2cm. Nói chung cái này cũng tùy thôi, nhưng đừng để cách xa quá. Mình vừa cắt vát gốc, vừa cắm chéo, chỉ là ngẫu hứng thôi. Rau ngót sau khoảng 1 tuần đã đâm nhánh rồi:
Rau ngót sau 1 tuần giâm cành
Rau ngót sau 1 tuần giâm cành
4. Mình thường thu hoạch bằng cách cắt đến trước tàu lá cuối cùng, tức là giữ lại một tàu lá. Một số người thì thường cắt gần sát gốc. Cái này thì tùy mỗi người nhé.
5. Sau khi thu hoạch, nhớ bổ sung NPK hoặc phân trùn quế, để cây có dưỡng chất mà lớn tiếp. Nếu bón NPK, thông thường phải sau 1 tháng mới nên thu hoạch, vì theo nhiều người có kinh nghiệm trồng rau, như vậy mới đảm bảo là NPK đã được hấp thụ hoàn toàn, ko ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chú ý: vì rau ngót ăn lâu dài, nên trồng vào chậu sâu, lúc đầu đổ ít đất thôi, mỗi lần thu hoạch có thể làm cách sau:
- Đổ thêm đất + phân trùn 
- Hoặc bổ sung NPK rồi lấp một lớp đất mỏng lên.
  Trường hợp nếu bạn trồng vào một chậu hoặc hộp xốp ko sâu, thì ko thể bón phân trùn được, có thể chọc vài lỗ nhỏ, để đổ NPK xuống lỗ đó, rồi lấp đất lên.
  Thông thường mình dùng NPK đầu trâu (phân khoáng đầu trâu đa năng, NPK 17-12-7 TE), gồm các hạt nhỏ li ti có nhiều màu, một gói nhỏ là 10K/200g. Mua một gói dùng mãi mới hết, vì mỗi lần chỉ dùng một thìa hoặc hơn chút đối với một hộp xốp.
  Rau ngót sau khi cắm cành khoảng nửa tháng:

Sau nửa tháng, rau ngót giâm cành đã ra khá xum xuê
Sau nửa tháng, rau ngót giâm cành đã ra khá xum xuê
  Một số hình ảnh rau ngót nhà mình đều từ cắm cành mà ra. Đây chỉ là demo thôi nhé :D:

Sau khoảng 1 tháng, rau ngót có thể thu hoạch được rồi
Sau khoảng 1 tháng, rau ngót có thể thu hoạch được rồi 


Bài gốc: 
http://ngattt82.blogspot.com/2011/03/kinh-nghiem-trong-rau-ngot.html





Dịch vụ Trồng Rau tại nhà

Hệ thống trồng cây OHF bao gồm các chậu có hình hoa, sáu cánh có thể xếp trồng lên nhau tạo thành hình trụ thắng đứng. Khi sử dụng hệ thống trồng cây OHF không những có thể tiếp kiệm được không gian, tăng năng xuất cây trồng mà còn tạo ra một không gian vườn 3D đẹp mắt. Với thiết kế đặc biệt, hệ thống trông cây OHF đảm bảo đủ không gian, ánh sáng cho cây rau, hoa phát triển bình thường mà lại hạn chế được sự phá hoại của sinh vật gây hại, giảm thiểu sự thoát hơi nước góp phần tiết kiệm nước.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply