Vi sinh vật và tác dụng của nó đối với đất trồng.
(Bài viết tham khảo từ nhiều nguồn).
Ảnh 1: Vi sinh vật |
Ảnh 2: Vi sinh vật |
Mục lục:
1. Vi sinh vật là gì?
2. Vai trò của vi sinh vật
3. Các chủng VSV
4. Quá trình hình thành mùn nhờ VSV
5. Quá trình hình thành theo thực nghiệm của Konopva
6. Điều kiện hoạt động của VSV
7. Các biện pháp cải tạo đất ảnh hưởng tới hệ VSV
8. Kết luận
1. Vi sinh vật là gì?
Vi sinh vật (VSV) là những sinh vật vô cùng nhỏ bé, có kích thước hiển vi, không thể nhìn thấy bằng mắt thường. VSV bao gồm: vi khuẩn, vi tảo, vi nấm, động vật nguyên sinh, vi rút….
Ảnh 3: Vi sinh vật |
2. Vai trò của VSV
2.1. Trong tự nhiên:
- Có lợi:
+ Vi sinh vật là mắt xích quan trọng trong các chu trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tự nhiên
+ Tham gia vào việc gìn giữ tính bền vững của hệ sinh thái và bảo vể môi trường
- Có hại :
+ Gây bệnh cho người ĐV, TV
+ VSV là nguyên nhân gây hư hỏng thực phẩm
+ Tham gia vào việc gìn giữ tính bền vững của hệ sinh thái và bảo vể môi trường
- Có hại :
+ Gây bệnh cho người ĐV, TV
+ VSV là nguyên nhân gây hư hỏng thực phẩm
2.2. Trong nghiêm cứu di truyền
Là đối tượng lí tưởng trong công nghệ di truyền, công nghệ sinh học…
2.3. Trong đời sống con người
- Sản xuất sinh khối, và các chất có hoạt tính sinh học
+ Sản xuất axit amin
+ Sản xuất chất xúc tác sinh học (các enzim ngoại bào : amilaza, prôteaza..)
+ Sản xuất gôm sinh học:
+ Sản xuất chất kháng sinh
- Được sử dụng trong ngành công nghiệp lên men, nhiều sản phẩm lên men VSV đã đựoc sản xuất lớn ở qui mô công nghiệp
- Bảo vệ môi trường: VSV tham gia tích cực vào quá trình phân giải các phế thải nông nghiệp, phế thải công nghiệp, rác sinh hoạt …
- Trong sản xuất nông nghiệp :
+ Được sử dụng làm phân bón, thuốc trừ sâu vi sinh và các chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi
+ Tham gia vào quá trình tạo mùn, quá trình phân giải xác hữu cơ thành dạng đơn giản dùng làm thức ăn cho cây trồng
- Có vai trò quan trọng trọng ngành năng lượng: Các VSV chuyển hóa chất hữu cơ thành cồn, gas …
3. Các chủng VSV
3.1. VSV phân giải tinh bột
Trong rác bể ủ có nhiều loại vi sinh vật có khả năng phân giải tinh bột. Một số vi sinh vật có khả năng tiết ra môi trường đầy đủ các loại enzym trong hệ enzym amilaza. Ví dụ như một số vi nấm bao gồm một số loại trong các chi Aspergillus, Fusarium, Rhizopus. Trong nhóm vi khuẩn có một số loài thuộc chi Bacillus, Cytophaza, Pseudomonas... Xạ khuẩn cũng có một số chi có khả năng phân huỷ tinh bột. Đa số các vi sinh vật không có khả năng tiết đầy đủ hệ enzym amilaza phân huỷ tinh bột. Chúng chỉ có thể tiết ra môi trường một hoặc một vài men trong hệ đó. Các nhóm này cộng tác với nhau trong quá trình phân huỷ tinh bột thành đường. Trong sản xuất người ta thường sử dụng các nhóm vi sinh vật có khả năng phân huỷ tinh bột. Ví dụ trong chế biến rác thải hữu cơ người ta cũng sử dụng những chủng vi sinh vật có khả năng phân huỷ tinh bột để phân huỷ tinh bột có trong thành phần rác hữu cơ.
Trong rác bể ủ có nhiều loại vi sinh vật có khả năng phân giải tinh bột. Một số vi sinh vật có khả năng tiết ra môi trường đầy đủ các loại enzym trong hệ enzym amilaza. Ví dụ như một số vi nấm bao gồm một số loại trong các chi Aspergillus, Fusarium, Rhizopus. Trong nhóm vi khuẩn có một số loài thuộc chi Bacillus, Cytophaza, Pseudomonas... Xạ khuẩn cũng có một số chi có khả năng phân huỷ tinh bột. Đa số các vi sinh vật không có khả năng tiết đầy đủ hệ enzym amilaza phân huỷ tinh bột. Chúng chỉ có thể tiết ra môi trường một hoặc một vài men trong hệ đó. Các nhóm này cộng tác với nhau trong quá trình phân huỷ tinh bột thành đường. Trong sản xuất người ta thường sử dụng các nhóm vi sinh vật có khả năng phân huỷ tinh bột. Ví dụ trong chế biến rác thải hữu cơ người ta cũng sử dụng những chủng vi sinh vật có khả năng phân huỷ tinh bột để phân huỷ tinh bột có trong thành phần rác hữu cơ.
Ảnh 4: Vi sinh vật Aspergillus |
3.2. VSV phân huỷ chuyển hoá xenlulozơ
Một số VSV được biết đến là Tricoderma, vi nấm, Asperrgillus, Fusarium hay mucor
Ảnh 5: Vi sinh vật tricoderma |
3.3. VSV phân giải đường
Một số VSV đặc trưng là: nấm men,…
3.4. Các chủng VSV khác:
Một số chủng VSV khác có tác dụng cố định đạm, phân giải lân, phân giải kali hay hydrocacbon và các polime dự trữ nội bào…
4. Quá trình hình thành mùn từ VSV
4.1. Thế nào là mùn? Mùn hình thành như thế nào?
Hiểu một cách đơn giản, mùn là một thể hữu cơ phức tạp, là một bộ phận rất quan trọng trong đất. Mùn là cơ sở chủ yếu hình thành độ phì nhiêu của đất. Nói cách khác, quá trình hình thành mùn gắn liền với quá trình phát sinh đất.
Hiểu một cách đơn giản, mùn là một thể hữu cơ phức tạp, là một bộ phận rất quan trọng trong đất. Mùn là cơ sở chủ yếu hình thành độ phì nhiêu của đất. Nói cách khác, quá trình hình thành mùn gắn liền với quá trình phát sinh đất.
Để hình thành mùn thì các chất thải của môi trường như: xác động, thực vật, các chất hữu cơ hoai mục như phân gà, phân bò, phân chim, phân rơi…cần phải được một số chủng VSV có trong đất biến đổi thành. Nhóm VSV này được biết đến là VSV lên men. Bao gồm nhiều loại: VSV phân giải tinh bột, VSV phân giải đường, VSV phân huỷ chuyển hoá xenlulozơ, hemixenlulozơ (saccaromices, mucor,bacillus…).
4.2. Các quan điểm hình thành VSV
4.2.1. Quan điểm hoá học:
Theo quan điểm này thì xác động, thực vật vùi trong đất sẽ thối rữa, phân huỷ và chuyển hoá do quá trình oxi hoá các chất vô cơ, phần cònlại sau quá trình phân giải sẽ tạo thành mùn. Như vậy, mùn là chất dư thừa sau quá trình phân giải xác đông, thực vật.
4.2.2. Quan điểm sinh học:
Khi xác động, thực vật được vùi vào đất nhờ có các VSV phân huỷ chuyển hoá theo 02 hướng: vô cơ hoá và mùn hoá. Quá trình vô cơ hoá diễn ra trước tiên. Đó là quá trình chuyển hoá các hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ dễ tiêu. Sau khi quá trình này kết thúc, quá trình mùn hoá bắt đầu. Cụ thể, đó là quá trình chuyển hoá hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ và hữu cơ đơn giản hơn kết hợp với quá trình tự tiêu, tự giải của VSV. Do vây, mùn là sản phẩm tổng hợp được hình thành nhờ hoạt động của VSV. Quá trình hình thành mùn nhanh hay chậm là do chủng VSV và do chính bản thân các xác động, thực vật vùi lấp trong đất.
5. Quá trình hình thành mùn theo thực nghiệm của nhà khoa học Konopva
Thực nghiệm cho thấy:
- Sau 3 ngày trên bề mặt của cỏ 3 lá được phủ dày đặc nấm sợi/
- Sau 7 ngày thấy nấm sợi biến mất, thay thế vào đó là vi khuẩn và nguyên sinh động vật.
- Sau 10 ngày, nhóm VSV lên men xuất hiện saccharomyces.
- Sau 15 ngày, biến trùng xuất hiện.
- Sau 6 tháng, xuất hiện nhiều loại xạ khuẩn và vi khuẩn nha bào. Chúng hoạt động mạnh để phân huỷ các chất bền vững như: xenlulozơ, hemixenlulozơ, lignin, chitin...
- Sau quá trình là mùn hình thành.
6. Điều kiện phân giải:
Muốn VSV phân giải được chất hữu cơ, phải đảm bảo điều kiện thích hợp gồm: nhiệt độ, độ ẩm, pH, tỉ lệ C/N. Tùy loại VSV mà đòi hỏi các điều kiện khác nhau.
- Đa số VSV là loại ưa ấm, thích hợp ở nhiệt độ từ 28 – 30oc.
- Đa số VSV thích hợp ở pH trung tính pH từ 6,5 – 7,5.
Nếu cao quá, thấp quá VSV không sinh trưởng được.
- VSV cần các chất khoáng khác nhau, trước hết là cacbon và Nito(C/N). Tỉ lệ thích hợp thường trên 30(C/N ~30 – 35). Nếu trên 30 là ít N nhiều Cacbon, lúc đó có thể bổ sung thêm Cacbon. Nếu C/N nhỏ hơn 30 là thiếu N, cần bổ sung thêm nguồn Nito từ phân chuồng.
7. Các biện pháp cải tạo đất ảnh hưởng tới hệ VSV trong đất.
- Các biện pháp canh tác như: cày bừa, xới xáo, bón phân... đều ảnh hưởng trực tiếp tới VSV và qua đó ảnh hưởng tới hàm lượng mùn trong đất. Tuy nhiên, nó lại có tác dụng trong việc làm thoáng khí giúp VSV phát triển tốt hơn.
- Biện pháp bón phân hữu cơ và vô cơ vào đất: Trong quá trình canh tác, trồng cây, người nông dân thường bón thêm phân chuồng, phân xanh, vôi... vào đất cũng ảnh hưởng tới hệ VSV. Bón phân hữu cơ, phân vô cơ hay vôi đều cung cấp dinh dưỡng cho VSV và bổ sung các đặc điểm lý, hoá của đất làm tăng cường hoạt động của VSV.
8. Kết luận:
Tài liệu trên đây chỉ mô tả một số họ VSV có ích trong quá trình cải tạo đất, đặc biệt trong vấn đề hình thành mùn. Cụ thể, các chủng VSV này ra sao, hoạt động như thế nào xin xem thêm trong tài liệu tham khảo chuyên nghành, trong bài viết này xin không đề cập đến.
Và các tài liệu chuyên ngành.
Không có nhận xét nào: