Trồng rau tại nhà, dịch vụ trồng rau tại nhà
» » Ô nhiễm đất và biện pháp cải tạo

Ô nhiễm đất và biện pháp cải tạo

Ảnh 1: Đất


  Đất có tầm quan trọng rất lớn trong cuộc sống của loài người. Là môi trường sống của hầu hết các động thực vật trên cạn. Con người cũng là một trong số đó. Vì vậy, hiểu biết về đất, về sự ô nhiễm đất để từ đó đưa ra các biện pháp giải quyết các vấn đề ô nhiễm ô đất giúp cuộc sống này tốt hơn.
  Vấn đề ô nhiễm đất và biện pháp cải tạo đất là một vấn đề lớn, trong khuôn khổ bài viết này không thể đề cập hết và tác giả cũng không đủ khả năng, trình độ để trình bày hết vấn đề được. Để tìm hiểu sâu hơn, quý bạn đọc có thể tìm hiểu sâu hơn trong các tài liệu chuyên ngành hoặc các sách báo tạp chí nông nghiệp, môi trường uy tín.
  Bài viết dưới đây trình bày các vấn đề sau.

1.Đất
1.1. Khái niệm
1.2.Cấu trúc
1.3. Các yếu tố hình thành đất

2. Ô nhiễm đất
2.1. Khái niệm
2.2. Phân loại
2.3. Ảnh hưởng
2.4. Biện pháp cải tạo

3. Kết luận


1. Đất
1.1. Đất là gì?

  Đất có nhiều cách định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Xét về mặt vật lý, đất có thể định nghĩa như sau:
- Là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp của nước, không khí và sinh vật.
- Là môi trường sống của hầu hết các sinh vật trên cạn.

1.2. Cấu trúc của đất.

   Đất có cấu trúc cơ bản như sau:
- Tầng thảm mục và rễ cỏ được phân huỷ ở mức độ khác nhau.
- Tầng mùn thường có màu thẫm hơn, tập trung các chất hữu cơ và dinh dưỡng của đất.
- Tầng rửa trôi do một phần vật chất bị rửa trôi xuống tầng dưới.
- Tầng tích tụ chứa các chất hoà tan và hạt sét bị rửa trôi từ tầng trên
- Tầng đá mẹ bị biến đổi ít nhiều nhưng vẫn giữ được cấu tạo của đá.
- Tầng đá gốc chưa bị phong hoá hoặc biến đổi.

1.3. Các yếu tố hình thành đất.

- Đá mẹ: Sự hình thành đất là một quá trình phức tạp, biến đổi bởi nhiều yếu tố. Đá là nền móng của đất. Đá bị phá huỷ vỡ vụ nên thành phần khoáng của đất chiếm tới 95% trọng lượng khô. Nếu đá chứa nhiều cát thì đất sẽ nhiều cát, đá; nhiều kali thì đất giàu kali...
- Sinh vật: Đây là thành phần rất quan trọng. Thiếu nó thì đá chưa thể tạo thành đất. Các xác động thực vật phải có vi sinh vật tác động thì mới phân huỷ tạo thành mùn hữu cơ, tạo nên độ phì cho đất. Trong đất, có rất nhiều vi sinh vật. Chúng tích luỹ một lượng lớn các nguyên tố dinh dưỡng hoà tan trong quá trình phong hoá, đồng thời tham gia rất nhiều quá trình trong đất.
- Khí hậu, địa hình: Khí hậu là các yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự hình thành đất, tác động tới vi sinh vật và sự phá huỷ của đá. Yếu tố địa hình thì lại có tác động tái phân phối lại những năng lượng mà thiên nhiên cung cấp cho mặt đất.
- Thời gian: Mọi yếu tố ngoại cảnh tác động, mọi quá trình diễn ra trong đất đều đòi hỏi một thời gian nhất định.
- Con người: Là yếu tố đặc biệt, tác động trực tiếp đến đất. Bằng các nghiên cứu, thành tựu khoa học kỹ thuật mà con người tác động vào đất đai một cách mạnh mẽ, cả tác dụng tích cực và tiêu cực. Có thể kể đến là các biện pháp bón phân, làm đất để cải tạo đất. Đó là biện pháp tích cực. Còn biện pháp tiêu cực được biết đến, ví dụ là: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (thuốc hoá học) quá nhiều. 
Ở phần tiếp theo, bài viết sẽ trình bày các vấn đề ô nhiễm đất và ảnh hưởng nó đối với cuộc sống con người.

2. Vấn đề ô nhiễm đất.
2.1. Khái niệm

- Ô nhiễm đất là một khái niệm bao trùm tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất. Đó là quá trình làm biến đổi đất (thay đổi tính chất và cấu trúc của đất) theo hướng tiêu cực.

2.2. Phân loại

- Có nhiều cách phân loại. Xét về góc độ nguồn gốc ô nhiễm thì có các loại sau. Theo cách tự nhiên có : Ô nhiễm phèn( các ion Fe2+, Al3+,.. từ nơi khác chuyển đến), ô nhiễm mặn: do nhiễm nước biển, mỏ muối ngầm gây ra. Ô nhiễm do núi lửa… Xét theo khía cạnh nhân tạo, có ô nhiễm đất do rác thải sinh hoạt (hữu cơ: xác động, thực vật phân huỷ; vô cơ khó tiêu như túi nilon…), do nước thải sinh hoạt nhiễm khuẩn,…Xét theo khía cạnh công nghiệp thì có ô nhiễm do hoá chất công nghiệp, do hoạt động khai thác công nghiệp gây ra. Còn nếu xét theo khía cạnh nông nghiệp, lại có ô nhiễm do phân và nước tiểu của động vật; ô nhiễm do dư thừa chất vô cơ có trong các chất kích thích tăng trưởng,..

2.3. Ảnh hưởng

-  Đất bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến chất lượng đất (xuống cấp đất), từ đó dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp tới cây trồng.
   Do bị ô nhiễm nên đất dễ bị xói mòn khi gặp các hiện tượng lở đất do mua lớn, thảm thực vật bị phá huỷ, canh tác không hợp lý.
   Mất cân bằng dinh dưỡng trong đất, thay đổi tính chất hoá học của đất; ví dụ thừa ion Na+ (muối), tăng tỉ lệ kháng hoá mùn mà không có sự bù đắp của các chất hữu cơ làm đất bị chai cứng, bị chua,…
   Giảm rõ rệt số lượng vi sinh vật trong đất dẫn đến khả năng tự cải tạo, làm sạch đất kém, thời gian lâu hơn.
-  Ảnh hưởng tới  nguồn nước sinh hoạt, dẫn đến ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.
   Nước có trong đất. Đất ô nhiễm dẫn đến nước cũng bị ô nhiễm. Và hậu quả là con người bị bệnh, ví dụ các bệnh: ung thư,vô sinh,…
  Ngoài ra, việc sử dụng các chất hoá học làm phân bón, làm thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều mà ít quan tâm tới việc sử dụng, bổ sung chất hữu cơ vào đất dẫn đến ô nhiễm đất. Bên cạnh đó việc sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu cũng là nguyên nhân gây mất cân bằng sinh học trong thế giới động vật. Ví dụ, phun thuốc trừ sâu để diệt sâu nhưng cũng đồng thời diệt luôn cả thiên địch.

2.4. Biện pháp cải tạo đất ô nhiễm đất.

   Ô nhiễm đất hay ô nhiễm môi trường nói chung gây ra các hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Một khi đất đã bị ô nhiễm thì vấn đề xử lý nó cực kỳ khó khăn và tốn kém. Phải kết hợp nhiều biện pháp đồng thời thì mới dần trả lại sự cân bằng trong đất. 
   Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, vấn đề ô nhiễm đất đang là vấn đề báo động. Thực trạng này đang đặt ra vấn đề cho con người những bài toán nan giải liên quan đến vấn đề cải tạo đất, trả lại sự cân bằng cho đất.
  Qua nghiên cứu các biện pháp cải tạo các nhà khoa học đã đưa ra một số biện pháp. Các biện pháp đó như sau:

2.4.1. Biện pháp phòng.

  Các biện pháp này được tiến hành thường xuyên nhằm mục đích phát hiện sự ô nhiễm.

2.4.1.1. Đưa luật môi trường vào cuộc sống

  Thường xuyên giáo dục mọi người thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường như: phân loại rác thải: hữu cơ, vô cơ. Không vứt rác bừa bãi, không sử dụng thuốc trừ sâu không có trong danh mục đượ cphép sử dụng,…
   Bổ sung thường xuyên các luật mới về môi trường. Đưa ra biện pháp nâng cao ý thức của mọi người nhằm bảo vệ môi trường nói chung và đất nói riêng.

2.4.1.2. Phân tích đất

   Biện pháp này thực chất là tiến hành các thí nghiệm, lấy mẫu đất để đo đạc các thông số, tính chất hoá lý của đất để từ đó đưa ra được mức độ ô nhiễm của đất.
   Căn cứ vào các thông số thu được, lập các bài toán chuyên môn để có giải pháp.

2.4.1.2. Cách ly nguồn ô nhiễm

- Vận hành khép kín các khu công nghiệp. Có hệ thống xử lý nước thải, hoá chất độc hại trước khi thải ra môi trường. Khống chế các chất thải rắn, lỏng, khí. Mở rộng và phát triển công nghệ tuần hoàn kín hoặc xử lý chất thải để giẩmhợc loại bỏ hoàn toàn các chất gây ô nhiễm.
- Xây dựng các khu công ngiệp cách xa nơi dân cư, nơi trồng trọt, chăn nuôi, nơi gần nguồn nước sinh hoạt.
- Thường xuyên rà soát để loại bỏ các loại thực phẩm, các loại hoá chất, thuốc trừ sâu độc hại ảnh hưởng đến đất, đến con người. Có biện pháp nắm được lượng nông dược hoá học, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có độ độc cao.

2.4.1.3. Áp dụng các biện pháp sinh học

- Sử dụng các giống cây có tính kháng bệnh tốt
- Sử dụng các loại thuốc gốc sinh học, thảo mộc ít ảnh hưởng tới đất, thiên địch.

2.4.2. Biện pháp khắc phục

   Trong trường hợp phát hiện đất bị ô nhiễm rồi thì tiến hành các biện pháp sau:

- Sử dụng các chất kiềm như CaCO3, CaO, Ca(OH)2 và các muối photphát kiềm để khử chua đất
- Tiêu nước vùng trũng, điều tiết thông số Eh đất làm cho các yếu tố kim loại sang dạng hợp chất khó tan.
- Bón chủ yếu phân hữu cơ vào đất nhằm tăng cường lượng vi sinh vật trong đất, có tác dụng làm tăng độ phì của đất, giúp đất giàu dinh dưỡng trở lại.
- Luân canh lúa nước để giúp đất tốt hơn.
- Đổi đất, lật đất
- Xen canh: thay đổi cây trồng trên cùng một chân đất.
- Trồng rừng, trồng các cây lâu năm trên đất.
- Xử lý ô nhiễm bằng các phương pháp sinh học. Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra các quy trình sinh học khép kín dựa trên sự phân huỷ của thực vật, vi sinh vật. Các biện pháp này sau khi được áp dụng sẽ trả lại cho đất sự cân bằng vốn có, giúp làm sạch đất, cân bằng ion, các bằng các yếu tố sinh hoá trong đất.

 3. Kết luận

   Hiểu biết về đất, về vấn đề ô nhiễm đất giúp chúng ta ý thức hơn về vấn đề này. Một khi chúng ta ý thức được ảnh hưởng của ô nhiễm đất đối với con người, chúng ta sẽ có biện pháp bảo vệ nó. Và một khi số người nhận thức càng đông thì môi trường nói chung và đất nói riêng sẽ được bảo vệ. 
  



Dịch vụ Trồng Rau tại nhà

Hệ thống trồng cây OHF bao gồm các chậu có hình hoa, sáu cánh có thể xếp trồng lên nhau tạo thành hình trụ thắng đứng. Khi sử dụng hệ thống trồng cây OHF không những có thể tiếp kiệm được không gian, tăng năng xuất cây trồng mà còn tạo ra một không gian vườn 3D đẹp mắt. Với thiết kế đặc biệt, hệ thống trông cây OHF đảm bảo đủ không gian, ánh sáng cho cây rau, hoa phát triển bình thường mà lại hạn chế được sự phá hoại của sinh vật gây hại, giảm thiểu sự thoát hơi nước góp phần tiết kiệm nước.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply