Ảnh: Cây chanh trĩu quả - nguồn quangcaobentre.com |
1, Làm đất:
- Để trồng chanh ra hoa, đậu trái thì biện pháp làm đất rất quan trọng. Không giống như một số cây trồng phổ biến, cây chanh thích hợp trên nhiều loại đất: đất đồi, đất phù sa, đất đồng bằng, đất cát ven biển... Vấn đề là phải cải tạo nhiều hay ít trước lúc trồng.
- Chanh là cây không ưa quá ẩm ướt liên tục hoặc quá hạn. Do vậy, đất tốt là trồng nơi cao ráo nhưng phải đủ nước. Ở những nơi đất thấp, mùa mưa nước ngập phải luống cao rồi trồng, thoát nước tốt.
- Ở vùng đồi thì đào hố sâu, cho đất thịt vào hố, trộn phân để đất ải ít nhất 1 tháng trước lúc trồng. Vùng đất cát nghèo dinh dưỡng người ta đào các hố rộng cho đất ruộng vào trộn với phân chuồng hoai mục đã ủ.
- Sau khi đã cày bừa nhặt sạch cỏ, phải đào hố trước khi trồng từ 1-2 tháng. Tùy theo điều kiện của từng nơi mà đào hố sâu hay nông (vùng đất thấp: 30-40cm, đất đồi: 60-80cm). Mặt hố rộng 60-80cm.
- Bón lót mối hố rộng 50-75cm, bón lót mỗi hố 15-30kg phân chuồng hoai mục với 01 kg supe lân. Trộn đều với đất, xỉa thành hố và lấp hố trước khi trồng ít nhất nửa tháng.
2, Thời vụ trồng:
- Chanh là một loại cây trồng đa năm (3 năm), có thể trồng 3 vụ/năm, 2 vụ chính là vụ xuân và vụ thu.
- Chính vụ: + Vụ xuân: Tháng 2-3 âm lịch
+ Vụ thu: Tháng 8-9-10 sớm muộn tùy nơi.
+ Nếu trồng vào mùa hè thì cắt bớt lá cây non và phải che phủ trong thời gian đầu.
- Khoảng cách trồng: Đất vườn thích hợp là 4x3m hay 3x3m.
3, Cách trồng:
- Có thể trồng chanh từ hạt hoặc từ cành ghép. Tuy nhiên, để giảm thời gian chăm sóc nên tiến hành trồng từ cành ghép
- Khi trồng, đặt bầu ngang mặt đất, cho một ít phân hoai vào xung quanh bầu, lấp qua một lớp đất mỏng. Xong cắm một cọc tre hoặc gỗ, buộc cây vào để chống gió lay, sau đó phủ gốc bằng cỏ khô hay rơm rạ vào tưới nước đẫm ướt hố.
- Chăm sóc cây:
+ Năm đầu tiên cây còn nhỏ trồng xen đậu tương, lạc hoặc các loại rau để chống cỏ dại, đồng thời tưới bón cho cả cây ngắn ngày và chanh.
+ Sau khi cây đã bén rễ, hồi xanh có thể dùng nước giải hoà với lân ủ một tuần, pha loãng để tưới (nồng độ: 1:10, cây càng lớn rút xuống 1;3-5).
+ Sang năm thứ 2, thứ 3 cây đã lớn, phát triển nhanh có thể bón đạm bổ sung (từ 0,5-1kg sulfat đạm cho 1 cây). Đối với chanh đã lớn, đang có nhiều quả nên bón 2-3kg lân trộn với phân chuồng cho 1 cây.
+ Bón phân chuồng cho chanh có thể đào hố theo hình chiếu của tán cây, cho phân xuống và lấp đất. Nếu bón phân hóa học thì cào 1 lớp đất mỏng, bón phân xong lấp đất lại.
- Cắt tỉa cành:
+ Mục đích là tạo điều kiện thông thoáng, có đủ ánh sáng cho cây, chống sâu bệnh phá hại, nhất là sâu đục thân.
+ Cần cắt tỉa các cành lá rậm rạp ở sát gốc và trong tán cây, bỏ các cành khô, cành già, cành tăm, những cành vượt và những cành có sâu bệnh đem đốt. Thời gian cắt tỉa nên làm vào vụ đông, kết hợp với quét vôi ở gốc.
-------------------------------------------------------
(*) Đọc thêm về công dụng của chanh
----------------------------------------------
Chanh là một loại quả rất gần gũi với cuộc sống của con người. Sản phẩm của chanh có thể làm nước giả khát, rượu, mứt, thuốc chữa bệnh và làm gia vị trong bữa ăn hàng ngày.
Quả chanh giàu vitamin C, có hàm lượng axit cao (5,6%), vỏ có nhiềi tinh dầu (2%), ngoài ra còn có vitamin B1, B2, PP, các chất khoáng (0,46%) và pectin.
----------------------------------------------
(*) Các giống chanh:
----------------------------------------------
- Chanh giấy: Là giống phổ biến ở nhiều nơi. Vỏ mỏng (1-1,5mm), nhẵn, túi tinh dầu nhỏ, quả tròn, đường kính quả 4-5cm. Cây cao trung bình 2,5-3m, tán rộng 2-3m. Lá màu xanh tươi, cành có gai. Ngoài ra, có dạng lá to màu xanh đậm, quỉa to, vỏ dày nhưng ít quả hơn.
- Chanh núm (phía cuống quả nhô lên một cái núm): Trọng lượng, kích thước quả tương đương với chanh giấy, vỏ dày và không được bóng như chanh giấy. Cây cao, to hơn chanh giấy, chiều cao cây 3-4m, tán rộng 3-4m, nhiều cành, cành mọc hỏe và co nhièu gai.
- Chanh tứ thời: Loại chanh này cây cao hơn chanh giấy, cao 4m, tán rộng 4m, lá to, dày, xanh đậm, phân cành thấp, cành lá che kín gốc, nhiều lá, ít gai. Trên cành cùng lúc có quả to, quả nhỏ, có hoa, có nụ và cho quả nhiều trong 1 năm, quả chính vụ có nhiều hơn.
- Chanh đào (chanh lòng tôm): Khác với các giống chanh khác ở chỗ khi chín vỏ quả có màu vàng đỏ, ruột đỏ ăn chua và có vị thơm, cây có ít quả hơn so với chanh giấy.
- Chanh Ơrêca: Giống này xuất xứ từ Califocnia. Thích hợp cho thị trường Châu Âu, dùng để uống với chè đen pha đường. Cây cao, cành vươn cao, thẳng, lá to dài, dày, màu vàng nhạt, cành lá thưa hơn. Quả to, nặng bình quân 170g, trôn quả nhỏ, vỏ dày, có nhiều tinh dầu, khi chín có màu vàng sáng. Lúc quả còn non, vỏ dày cứng, ít nước. Khi chín quả nhiều nước, ít hạt hoặc không có hạt. Có khả năng cho quả nhiều vụ trong năm, năng suất thấp hơn chanh giấy.
- Chanh Pecsa: Giống nhập nội từ CuBa. Cây cao từ 2-4m, tán xòe rộng và thấp, tán lá dày, có nhiều cành nhỏ có gai. Hoa màu trắng, quả hình trứng hoặc hình elip, trọng lượng trung bình 113g. Vỏ mỏng và nhẵn bóng, lúc còn xanh có màu xanh thẫm, khi chín có màu vàng, nhiều nước, không hạt. Quả thường có 10 múi tép mịn và dai khó vỡ nên kho vắt nước hơn chanh ta. Ra hoa sớm vào đầu tháng 2, đợt sau đến tháng 3-4 và rải rác trong năm tùy theo chế độ mưa của vùng trồng. Ở miền Bắc có 2 vụ thu hoạch chanh Pesa: tháng 4-6 và tháng 9-10.
Tài liệu tham khảo:
- Báo nông nghiệp
- wikipedia.org
- Các tài liệu trên Internet
Không có nhận xét nào: