Trồng rau tại nhà, dịch vụ trồng rau tại nhà
» » » Hướng dẫn làm thùng trồng cây dạng thổ canh cải tiến

Hướng dẫn làm thùng trồng cây dạng thổ canh cải tiến

Ảnh: Minh hoạ trồng cây trên thùng cải tiến thoát nước
   Nhìn chung đa số các chậu trồng rau, cây cảnh bằng nhựa, sứ có trên thị trường hiện nay đều khoét lỗ thoát nước ở dưới đáy chậu nên việc trồng rau, cây cảnh tốn khá nhiều công sức. Nguyên nhân là do:

- Mất nước
   + Đất tơi xốp nên không giữ được nước
   + Lỗ thoát nước dưới đáy nên nước cũng bị mất đi nhanh chóng

- Nhiệt độ trong thùng cao, độ ẩm thấp do thùng mất nước, đất bị khô
- Tưới nước nhiều lần trong ngày dễ sinh nấm bệnh và tốn công chăm sóc.
- Các cây ăn quả cần nhiều nước không được cung cấp đủ nên cây kém phát triển.


   Để khắc phục hiện tượng thiếu nước trên, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bạn cải tiến thùng trồng rau sao cho đất trong thùng luôn ẩm ướt, thoáng khí dù không cần tưới nhiều. Trong khuôn khổ bài viết này, bài viết sẽ hướng dẫn các bạn làm thùng trồng rau trên sân thượng – nhà phố. Đa phần các sân thượng, ban công đều nhỏ nên việc sử dụng chậu sành, sứ là rất ít. Có chăng cũng là tận dụng lại các chậu trồng cây cảnh để trồng cây ăn quả vì nó rất tốn diện tích và giá thì lại đắt. Thông thường, người trồng rau sân thượng hay chọn loại rẻ tiền, phổ thông, dễ kiếm là thùng xốp, chậu nhựa, thùng sơn, téc nước hỏng,… có kích thước phù hợp với từng loại cây.

1. Chuẩn bị dụng cụ
2. Cách làm
2.1. Đục lỗ chai pet
2.2. Khoét lỗ chậu trồng
2.3. Xếp chai pet
2.4. Đổ đất
2.5. Trồng cây
3. Các kiểu thùng
4. Kết luận


1. Chuẩn bị dụng cụ:

- Mỏ hàn điện hoặc các dụng cụ tự chế như hình vẽ để đục lỗ





- Chai pet (chai nhựa – vỏ của các loại nước uống đóng chai bán sẵn như vỏ chai Lavie, Aqua, C2, Không độ,… loại 1 lít, 2 lít hoặc 5 lít).
  


- Khoan điện, mũi khoan đường kính bằng đầu chai pet (nếu có là tốt nhất); nếu không có khoan thì dùng ống nhựa (kẽm) phi 21 hoặc đơn giản là dao dọc giấy.




2. Cách làm như sau:
2.1. Đục lỗ chai pet:

   Dùng mỏ hàn hoặc các dụng cụ đục lỗ để đục thật nhiều lỗ nhỏ vỏ chai pet (kích thước to nhỏ tuỳ theo thùng định làm: thùng 20 lít, thùng 40 lít hay thùng 100, 200l).


- Với 1 thùng 40 lít thì cần khoảng 8 chai. Kinh nghiệm cho thấy chỉ những chai pet có miệng thoát nước ra ngoài thùng xốp hoặc chậu nhựa mới đục lỗ xung quanh (360 độ), còn những chai bỏ thêm vào với mục đích chứa nước (vẫn để nắp) thì chỉ cần đục một số lỗ cơ bản là được, không nhất thiết đục hết lỗ xung quanh.

 2.2. Khoét lỗ chậu trồng cây:
- Yêu cầu chậu

   Thùng xốp, chậu nhựa mềm, chậu sành sứ chưa đục lổ thoát nước. Nếu lỡ đục lỗ thoát ở đáy rồi thì dùng keo, xi măng hàn lại. Với xốp thì dùng hỗn hợp: xăng + xốp để hàn lỗ thủng thùng xốp; với chậu nhựa mềm thì dùng keo silicon; với chậu sành sứ thì dùng xi măng,…







- Dùng dụng cụ tạo lỗ ở trên: khoan điện, dao, ống nhựa để tạo lỗ trên thành thùng xốp, chậu nhựa mềm. Cái lổ nầy cách đáy 3 cm hay nhiều hơn tùy vào cây bạn định trồng. Kinh nghiệm cho thấy, thùng trồng các loại rau ăn lá thì để khoảng 3 – 5 cm; thùng trồng các loại rau ăn quả thì để 5 – 10 cm.


2.3. Xếp chai pet vào thùng:

- Bỏ các chai pet không nắp vào các lỗ đã đục ở trong thùng, chậu và các chai có nắp vào đáy thùng xốp, chậu nhựa mềm không thủng đáy.




 2.4. Đổ đất:

- Cho đầy đất đã pha trộn sẵn vào chậu, thùng xốp.




 2.5. Trồng cây:

- Đào hố
- Trồng cây
- Tưới nước
- Chăm sóc hàng ngày




3. Bonus các kiểu thùng trồng cây cải tiến:












4. Kết luận:

    Với cách cải tiến thùng trồng cây như trên, chúng ta thấy được các ưu điểm sau:
- Luôn luôn đủ nước theo nhu cầu của cây. 
- Tiết kiệm thời gian tưới do một hoặc hai ngày tưới 1 lần vẫn đủ nước cho cây. Lưu ý: Khi tưới ta hứng chậu hoặc cốc ở lỗ thoát nước rồi tưới đến khi nào nước tràn ra ngoài là đủ.
- Phân bón không bị trôi theo nước tưới vì chúng đã bị giữ lại ở đáy thùng
- Thông thoáng do có các chai pet vừa làm nhiệm vụ thoát nước vừa làm nhiệm vụ cung cấp Oxy và CO2 cho rễ cây sử dụng, giúp cây trồng phát triển tốt hơn.
- Đất trên mặt thùng luôn khô ráo tránh được nấm bệnh

   Ở bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn tiếp cách làm thùng trồng rau cải tiến dạng thuỷ canh.
Mời các bạn đón đọc.

                                                              Nguồn: 
                                                                                       http://rausach.com.vn
                                                                                  http://nonghoc.com
                                                                                 http://agriviet.com
                                                                                   http://google.com.vn
                                                                                 và các tài liệu khác







Dịch vụ Trồng Rau tại nhà

Hệ thống trồng cây OHF bao gồm các chậu có hình hoa, sáu cánh có thể xếp trồng lên nhau tạo thành hình trụ thắng đứng. Khi sử dụng hệ thống trồng cây OHF không những có thể tiếp kiệm được không gian, tăng năng xuất cây trồng mà còn tạo ra một không gian vườn 3D đẹp mắt. Với thiết kế đặc biệt, hệ thống trông cây OHF đảm bảo đủ không gian, ánh sáng cho cây rau, hoa phát triển bình thường mà lại hạn chế được sự phá hoại của sinh vật gây hại, giảm thiểu sự thoát hơi nước góp phần tiết kiệm nước.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply