Trồng rau tại nhà, dịch vụ trồng rau tại nhà
» » » Kỹ thuật gây trồng cây chùm ngây


Kỹ thuật gây trồng cây chùm ngây

gây trồng cây chùm ngây
1. Nguồn giống gây trồng cây chùm ngây

Cây chùm ngây có thể gây trồng từ hạt, từ hôm thân, cành và từ hom củ.
1.1 Gây trồng cây chùm ngây từ hạt

- Ngâm hạt giống cây chùm ngây trong nước ấm ( 2 sôi + 3 lạnh), 8 giờ sau vớt ra để ráo, sau đó ủ hạt vào cát ẩm mát. Khoảng 5 -7 ngày sau, khi thấy hạt nức nanh thì chuẩn bị cấy hạt vào bầu.

- Dùng túi bầu ( rộng 8-10cm, dài 15-18cm) để cấy hạt chùm ngây ,hỗn hợp đất trồng là cát pha, tro trấu đã trộn sẵn. Xếp bầu theo hàng, cứ 3 hàng liền nhau thì cách 2 hàng trống để tránh cho cây con có sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng. Dùng ngón tay trỏ ấn vào giữa túi bầu sâu bằng 2 đốt ngón tay, đặt 1 hạt chùm ngây vào rồi phủ đất lại, tưới nước vừa phải, sau vài ngày hạt sẽ nẩy mầm, tiếp tục tưới nước hàng ngày, khi cây chùm ngây cao 20 – 30cm thì đem trồng.
1.2 Gây trồng cây chùm ngây từ hom

- Giâm cành: Chặt cành non (không chặt xéo), đường kính 3 – 5cm, mỗi cành dài 0,5 – 1m. Chôn sâu cành 10cm phần gốc, dùng bàn chân đạp chặt xung quanh gốc cho vững, ngọn hướng lên trên, tưới nước vừa phải. Sau 20 ngày cành sẽ đâm tược. Khâu chuẩn bị đất, cách trồng như trên.

- Hom rễ, củ: Khi cây có độ tuổi từ 6 tháng trở lên, lúc này rễ củ đã phát triển, có thể sử dụng bộ phận này tiến hành vùi trong cát ẩm (lưu ý độ ẩm cát vừa phải chỉ đủ mát phần rễ củ), sau thời gian khoảng 0,5 – 1 tháng phần rễ củ này có thể hình thành cây mới.
2. Kỹ thuật gây trồng cây chùm ngây

- Chuẩn bị đất và cách trồng:

Trộn hỗn hợp gồm phân chuồng hoai mục, tro, trấu bón vào hố đào sẵn 40x40x40cm. Xé bỏ bịch nylon đặt cây con vào giữa hố ém chặt, tưới nước cho ướt. Cấm 1 que tre cao 5 tấc cạnh cây chùm ngây con, cột dây giữ cho cây không bị ngã.

- Cây chùm ngây thích nắng, chịu khô hạn. Có thể tưới nước nhưng đừng để rễ cây bị ngập úng nước.

- Nếu trồng để thu hoạch lá thì đánh hàng, lên luống. Hàng cách hàng từ 60 – 1m, luống cao 20 – 40cm để chống úng với chiều rộng mỗi luống tương ứng 2 hàng cây.

- Tình hình sâu bệnh hại:

Sâu bệnh hại thường gặp là Ruồi đục quả Gitona spp…, các loài bọ cánh cứng hại lá cây non và cây chồi giâm hom như: Mylloceus discolor, M. viridanus, Ptochus ovulum, thực vật ký sinh Dendrophthoe flacata và các nấm hại bao gồm: Cercospora moringicola, Sphaceloma morindae, Pucinia moringae, Oidium sp, Palyporus gilvus.

- Khi cây có nhiều lá thì tiến hành tuốt lá , còn lại cành cây cắt tỉa nên để lại ở độ cao khoảng 0,6 – 1m, cây sẽ đâm tược theo cấp số nhân.

                                                                                           Kỹ thuật gây trồng một số loại rau rừng


 


Dịch vụ Trồng Rau tại nhà

Hệ thống trồng cây OHF bao gồm các chậu có hình hoa, sáu cánh có thể xếp trồng lên nhau tạo thành hình trụ thắng đứng. Khi sử dụng hệ thống trồng cây OHF không những có thể tiếp kiệm được không gian, tăng năng xuất cây trồng mà còn tạo ra một không gian vườn 3D đẹp mắt. Với thiết kế đặc biệt, hệ thống trông cây OHF đảm bảo đủ không gian, ánh sáng cho cây rau, hoa phát triển bình thường mà lại hạn chế được sự phá hoại của sinh vật gây hại, giảm thiểu sự thoát hơi nước góp phần tiết kiệm nước.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply