Trồng rau thủy canh công nghệ Nhật Bản
Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không cần đất, mà trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng và các giá thể khác không phải là đất . Các giá thể này có thể là cát, trấu hun, vỏ xơ dừa, bột dừa, than bùn, sỏi nhẹ,....
Dinh dưỡng thủy canh đã được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế không ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Đây là phương pháp đơn giản giúp người dân thành phố có thể tự trồng rau sạch để ăn, là một thú tiêu khiển như chăm sóc hoa cây kiểng, là cách thư giãn của người có cường độ làm việc cao như hiện nay, đặc biệt với người lowcs tuổi, người về hưu và trẻ em
Ưu điểm của trồng thủy canh
Ưu điểm của trồng thủy canh
- Có khả năng thích nghi dễ dàng với các điều kiện trồng khác nhau. Do đặc tính không cần đất, chỉ cần không gian để đặt hệ thống trồng (ví dụ như các hộp xốp đựng trái cây). Do đó ta có thể tiến hành trồng ở nhiều vị trí, địa hình khác nhau như hải đảo, vùng núi xa xôi, hay trên tầng thượng, balcon, sau nhà, dưới hầm,...
- Giải phóng một lượng lớn sức lao động. Ưu điểm này có được do không phải làm đất, cày bừa, nhổ cỏ, tưới nước,...; việc chuẩn bị cho hệ thống trồng thủy canh không đòi hỏi lao động nặng nhọc; người già, trẻ em, người khuyết tật đều có thể tham gia hiệu quả.
- Năng suất cao. Vì có thể trồng nhiều vụ trong năm, ít bị ảnh hưởng bởi hiện tượng trái mùa như phương pháp trồng thông thừơng. Ngòai ra thủy canh còn cho phép trồng liên tục, trồng gối đầu (có thể chuẩn bị cây giống cho vụ trồng tiếp theo ngay từ khi đang trồng vụ hiện tại), nên năng suất tổng cộng trong năm cao gấp nhiều lần so với trồng ngoài đất. Hệ thống nhà lưới giúp hạn chế gần như tối đa sâu bệnh gây hại thông thường trong mùa trái vụ.
- Sản phẩm hoàn toàn sạch, phẩm chất cao. Do chủ động hoàn toàn về chất dinh dưỡng cung cấp cho cây nên chất lượng rau đạt mức gần như tối ưu, cho phẩm chất rau tươi ngon, nhiều dinh dưỡng. Ngòai ra phương pháp thủy canh đựơc trồng chủ yếu trong hệ thống nhà lưới, nhà kính nên tránh đựơc các tác nhân sâu bệnh gây ra bởi côn trùng sâu bọ. Vì vậy, ở đây hầu như rất ít sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại khác, không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường. Một khuynh hướng khác đang được các nhà vườn chuyên trồng thủy canh rau ưu ái lựa chọn, là việc sử dụng các loại thuốc trừ bệnh cây có nguồn gốc thảo mộc, sinh học, vi sinh,... Đây là các loại thuốc có tính thân thiện với môi trường, ít gây độc với con người, đặc biệt là khả năng phân hủy khá nhanh, nên ít để lại dư lượng trong sản phẩm.
- Hiện nay thủy canh chỉ mới có thể áp dụng hiệu quả cho các loại cây rau quả, hoa ngắn ngày.
- Do công nghệ thủy canh cây trồng chưa được nghiên cứu, chuyển đổi phù hợp với điều kiện Việt Nam, nên hiện nay giá thành sản xuất còn khá cao. Tuy nhiên có một thực tế là rau trồng theo phương pháp truyền thống đang ngày càng đội giá lên, và tiến gần đến giá của rau được sản xuất theo công nghệ thủy canh!
Hiện nay các chuyên gia Việt Nam tạm chia Thủy canh ra làm 3 dạng chính sau:
- Thủy canh không hồi lưu
- Thủy canh hồi lưu
- Khí canh
- Các mô hình cải tiến khác.
1. Chuẩn bị vật liệu
- Thùng kỹ thuật cách nhiệt kích thước (50x35x25cm).
- Rọ nhựa.
3. Theo dõi và chăm sóc
4. Thu hoạch và trồng mới
- Giá thể
- Dung dịch dinh dưỡng và nước để pha
a. Mặt bằng và giá đỡ
Có thể đặt thùng thủy canh trực tiếp trên nền xi măng, ban công, sân nhà...hoặc làm giá bằng thép, tre, gỗ, nhựa và cũng có thể bằng xốp.
Có thể đặt thùng thủy canh trực tiếp trên nền xi măng, ban công, sân nhà...hoặc làm giá bằng thép, tre, gỗ, nhựa và cũng có thể bằng xốp.
Chọn địa điểm để trồng nên chọn nơi có ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt.
b. Lưới
Nếu có điều kiện và tốt nhất là nên mua lưới để che chắn côn trùng. Có thể làm khung và dùng dây thép mắc như mắc màn, có để lối ra bằng cách may khóa áo để tránh côn trùng lọt vào.
b. Lưới
Nếu có điều kiện và tốt nhất là nên mua lưới để che chắn côn trùng. Có thể làm khung và dùng dây thép mắc như mắc màn, có để lối ra bằng cách may khóa áo để tránh côn trùng lọt vào.
Thùng kỹ thuật khi mua về sắp xếp tại địa điểm trồng
Sau khi khoét lỗ, tiến hành đóng giá thể vào rọ nhựa:
Sau khi khoét lỗ, tiến hành đóng giá thể vào rọ nhựa:
- Nếu dùng trấu hun hoặc Scoria lẫn sơ dừa thì phải lót lưới vào trong giọ nhựa trước khi đóng giá thể.
- Nhúng cả rọ và giá thể vào nước sạch để những vụn nhỏ bị cuốn ra khỏi rọ. Tránh trường hợp khi tưới chúng rơi xuống vào dung dịch dưới thùng gây căn bẩn.
- Lắp vào lắp thùng mỗi lỗ 1 rọ rồi đậy lắp vào thùng.
Có rất nhiều công thưc để pha dung dịch thủy canh, ngày nay bạn có thể tìm thấy những công thức tương tự ở bất kỳ một trang web làm vườn thủy canh nào đó.
VD:
Pha cho 1000l:
VD:
Pha cho 1000l:
- KNO3
- Ca(NO3)2.5H2O
- MgSO4
- KH2PO4
- K2SO4
- KOH
- Fe
- Vi lượng khác
Một người làm vườn có thể mua tất cả những nguyên tố này riêng rẽ và trộn chúng thành phân bón thủy canh của riêng mình. Nhưng thật không may, những phân bón để tạo ra dung dịch thủy canh trong những công thức này thường không có bán trên thị trường,nó không phải là loại phân mà bạn vẫn dùng cho trông trọt truyền thống. Vì cây trồng thủy canh hút trực tiếp các chất dinh dưỡng dưới dạng ion, trong trồng trọt truyền thống nhờ có các vi sinh vật và đất các chất dinh dưỡng bón vào được chuyển từ dạng khó tiêu sang dễ tiêu để cây có thể hấp thụ. Vì vậy việc tự pha dinh dưỡng trở nên phức tạp hơn. Hiện đã có sẵn những công thức thủy canh đáng tin cậy được pha trộn từ trước. Nói chung nó hiệu quả và khá kinh tế so với việc sử dụng một công thức đã được chứng minh bao gồm tất cả các nguyên tố kể trên với một lượng chính xác cho sự phát triển của cây. Đơn giản, bạn chỉ cần thêm chúng vào nước và sử dụng.
Còn nếu bạn thực sự có điều kiện tự pha dung dịch thì nên chú ý các nguyên tắc sau:
Còn nếu bạn thực sự có điều kiện tự pha dung dịch thì nên chú ý các nguyên tắc sau:
- Chọn nước phù hợp: nước mềm, tránh dùng nước cứng.
- Nhìn vào công thức ta thấy: Canxi nitrat và Magie sunphat hiện diện với liều lượng cao trong dung dịch vì thế dễ gây ra kết tủa, nên pha riêng hai chấtnày.
- Lần lượt hòa tan các dung dịch đa lượng, vi lượng và chất sắt vào thùng chứa khoảng 30 lít nước đã đong sẵn.
Nếu bạn dùng dung dịch pha sẵn thì có thể bỏ qua bước này.
d. Chuẩn bị gieo hạt
- Trước khi tiến hành gieo hạt cần làm ẩm giá thể để đảm bảo sự duy trì độ ẩm cho hạt. Hạt trước khi đem gieo có thể ngâm trong nước ấm khoảng 90 phút để quá trình nảy mầm diễn ra tốt hơn.
- Gieo 1-2 hạt vào trong giá thể sâu khoảng 0,5-1cm hoặc phủ 1 lớp trấu hun ướt để cung cấp độ ẩm cho hạt giống.
e. Theo dõi và chăm sóc
- Từ khi gieo đến khi rễ cây có khả năng hút dung dịch cần chú ý phun tưới thường xuyên để giữ đủ ẩm cho hạt nảy mầm. Nếu trời quá lạnh, có xương muối hoặc quá nắng nóng đều phải che phủ cho cây.
- Khi cây bắt đầu bén rễ có khả năng hút dinh dưỡng thì có thể tiến hành đổ dinh dưỡng vào thùng, khuấy cho dinh dưỡng phân tán đều trong thùng.
- Nếu có điều kiện mỗi tuần một lần tiến hành sục khí làm thoáng dung dịch khi cây còn nhỏ và 4-5 ngày khi cây lớn, cây sẽ phát triển tốt hơn. Cần chú ý không để bong bóng khí quá lớn có thể gây tổn tương rễ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.(mua cái bơm bóng bay đạp chân 10.000 đ/cái mà dùng)
- Trong suốt quá trình phát triển của cây cần thường xuyên thăm lom quan sát tình hình sâu bệnh hại để phát hiện và có biện pháp phòng trừ sớm. Nói chung chỉ bắt bằng tay là hết vì trồng thủy canh rất ít sâu bệnh.
Sau đây Vecgroup xin giới thiệu qui trình trồng rau xà lách và rau muống thủy canh:
ƯU ĐIỂM
- Không phải làm đất không có cỏ dại.
- Trồng được nhiều vụ, có thể trái vụ, không cần tưới.
- Không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, trừ cỏ dại.
- Năng suất cao hơn từ 25% đến 50%.
- Sản phẩm hoàn toàn sạch đồng nhất.
- Người gìa yếu trẻ em có thể tham gia có hiệu quả.
- Không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường.
Tận dụng mặt bằng sân thượng, ban công hay khoảng sân trước nhà:
- Ánh sáng cho cây quang hợp ít nhất 5-6 giờ trong một ngày.
- Cần tránh nước mưa để dung dịch dinh dưỡng không bị pha loãng, có thể làm mái che bằng ni lông trắng.
- Cần phun nước 2-3 lần vào buổi trưa nắng gắt đối với rau ăn lá.
- Cần tránh cho cây khỏi bị nghẹt thở: Không bao giờ cho dung dịch ngập hoàn toàn bộ rễ, chừa phân nửa bộ rễ nằm trên mặt dung dịch.
- Hộp xốp (45 x 60 x 15 cm)
- Chất dinh dưỡng
- Rọ nhựa gieo hột
- Hạt rau (xà lách, rau muống, cải xanh, cải ngọt, húng quế...)
- Xơ dừa, tro trấu
- Bình phun nước
- Chuẩn bị hộp xốp: Hộp xốp có sơn đen bên trong hoặc lót ni long đen để đựng dung dịch.
- Khoan lổ: Dùng ống nước bằng nhựa (có đường kính tương đương miệng rọ) đục lổ trên nắp hộp, số lổ phụ thuộc vào từng loại cây trồng: Rau muống, xà lách, cải xanh, ... có thể 24 lổ.
- Chuẩn bị rọ gieo hạt: Dùng xơ dừa nhồi dưới đáy rọ, nhồi tro trấu bên trên, đặt rọ vào các lổ đã đục trên nắp hộp.
Chuẩn bị hộp xốp, sơn đen; Khoang lỗ trên nắp hạt; Chuẩn bị ro để gieo hạt
- Gieo hạt: 2-3 hột vào mỗi rọ ở độ sâu khoảng 1cm
- Pha dung dịch: Dinh dưỡng cô đặc đựng trong chai, lắc thật đều đổ vào thùng xốp, thêm đủ lượng nước theo hướng dẫn, sau đó khuấy đều. Mực nước cách miệng thùng ít nhất 2 cm.
- Kết thúc: Đặt nắp hộp có sẳn rọ nhựa đã gieo hạt lên trên hộp xốp chứa dụng dịch dinh dưỡng, sao cho đáy rọ nhựa ngập trong dung dịch từ 1-2 cm.
Gieo 2 - 3 hạt vào mỗi rọ; Pha dung dịch dinh dưỡng; Đặt nấp hộp lên thùng
Lưu ý:
Theo dõi mực nước trong hộp xốp, cần pha dinh dưỡng thêm vào khi mực nước thấp hơn bộ rễ.
Nguồn: raucuqua.com.vn
Không có nhận xét nào: