Trồng rau tại nhà, dịch vụ trồng rau tại nhà
» » Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây mướp

Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây mướp


Mướp ta ( Luffa Cylindrica L.) Mướp hương (Luffa actangula Rokb.) Đều thuộc họ bầu bí (cucurbitaceae)

I- KỸ THUẬT TRỒNG:
1. Thời vụ:
    Có thể trồng quanh năm: 
- Ở miền Bắc: Gieo từ tháng 2 đến tháng 6 hằng năm.
- Ở miền Nam: Vụ chính Đông Xuân, Xuân Hè.
- Ở miền Trung: Vụ chính từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau.
   Trồng vào mùa mưa nên làm giàn như giàn bầu để cho mướp leo tránh trái bị thối do tiếp xúc với đất ẩm.

2. Gieo hạt - Bón lót - Làm đất:

a) Ngâm ủ hạt giống:
    Kỹ thuật ngâm ủ hạt giống mướp theo trình tự như sau:
Trước khi ngâm hạt giống, cẩn phải phơi nắng nhẹ khoảng 2 giờ để hạt khô, hút nước mạnh, nẩy mầm tốt. Cho hạt vào túi vải (túi lưới) ngâm trong nước sạch (2 sôi 3 lạnh) từ 3 – 3,5 giờ (nên để hạt chìm hoàn toàn trong nước). Vớt hạt lên để ráo nước, dùng khăn sạch vắt thật ráo nước, gói hạt giống lại. Cuối cùng cho khăn vào bao nylon (polyethylene) cột miệng cho kín tránh bốc thoát hơi nước, ủ hạt ở nhiệt độ từ 28 độ C – 30 độ C là thích hợp nhất. Sau khi ủ khoảng 2 – 3 giờ nên mở gói ủ ra vắt ráo nước khăn ủ một lần nữa (nếu dư nước hạt sẽ không nẩy mầm) sau đó cho hạt vào ủ tiếp tục như quy trình trên. Thông thường hạt bắt đầu nẩy mầm khoảng 20 – 28 giờ sau khi ủ.

b) Gieo hạt:
- Hạt mướp bắt đầu nẩy mầm nên tiến hành gieo ngay. Tùy theo thời vụ mà ta có thể gieo thẳng ngoài đồng hoặc gieo vô bầu.
- Vào mùa nắng nên gieo thẳng ngoài đồng để cây phát triển mạnh hơn và đỡ tốn công vô bầu đem trồng. Tuy nhiên liếp ngoài đồng phải chuẩn bị thật tốt. Rạch hàng, mỗi luống rạch 1 hàng, chọt lỗ để gieo hạt, mỗi lỗ 2 -3 hạt, mỗi lỗ cách nhau 30 cm. Khi cây có lá thật, tỉa bớt chừa lại 2 cây. Lưu ý lỗ gieo phải tơi xốp và xử lý thuốc phòng trừ sâu bệnh đầy đủ và tưới nước định kỳ đủ ẩm để cây phát triển tốt.
- Vào mùa mưa nên gieo vô bầu bằng lá chuối hoặc bằng bao nylon nhỏ để phòng mưa nhiều ta có thể dùng dàn che mưa, hạn chế thừa nước bị thối mầm. Đất vô bầu ở vùng đất cát pha thịt, trộn theo tỷ lệ như sau: 70 % đất mặt, 30 % phân hữu cơ sinh học (hoặc phân chuồng hoai và 0,5 – 1 % lân) trộn với 0,2 – 0,5 % vôi nông nghiệp. Sau khi trộn đều nên sàng qua một lượt để loại bỏ cục đất to và rác. Nếu vùng đất đồng bằng Sông Cửu Long (có nhiều sét) thì thêm 10 – 20 % tro trấu, giảm 10 – 20 % đất mặn. Nên trộn phân hữu cơ sinh học giúp cây con phát triển tốt và ngừa chết cây.
- Để tiết kiệm hạt giống, vì hạt giống mua khá đắt so với giống chọn lọc thì nên gieo một hạt nảy mầm vào một bầu và gieo thẳng ngoài đồng 1 hạt mầm/1 hốc và cần phải gieo thêm một lượng bầu cây con dự phòng trồng dặm sau khi trồng (thông thường theo tỷ lệ 10 – 15% tổng số cây ngoài đồng). Cách gieo: Dùng que nhỏ khoét 1 lỗ nhỏ giữa mặt bầu hoặc trên mặt líp gieo (lỗ ngang bằng chiều ngang hạt, chiều sâu lỗ tương đương chiều dài hạt cộng thêm rễ mầm), dùng tay hoặc kẹp gắp đặt hạt giống có đầu rễ mầm hướng xuống đất và thẳng góc với mặt bầu, phía chóp hạt ngang bằng với hạt bầu, sau đó lấp một lớp đất (trộn với 50 % đất mặt + 50 % phân hữu cơ sinh học) mỏng, rải trên mặt từ 20 – 30 hạt thuốc trừ sâu Basudin hoặc Furadan để phòng trừ sâu, kiến mối. Cuối cùng dùng thùng bông sen tưới đủ ẩm qua một lượt.
    Thông thường, cây trong bầu vừa nhú lá nhám (lá thật) là bắt đầu đem trồng ngay ngoài đồng, nếu chậm trễ bộ rễ ăn lan ra ngoài bầu khi đem trồng cây đứt nhiều rễ làm cây lên yếu hoặc dễ chết cây ngoài đồng.

c) Làm đất:
   Đất phải được cày xới tơi xốp, sạch cỏ, rải vôi, cày luống rải phân lót, rải thuốc Furadan, lên luống lấp phân như trồng dưa hấu, trải bạt plastic, vô nước, cân mặt bằng, ổn định mô, đục lỗ trồng.

II- BÓN PHÂN CHĂM SÓC:

    Khi hạt chưa mọc, thỉnh thoảng tưới nước nhẹ, nếu đất khô. Khi cây mọc 100 - 150cm không cho leo lên giàn vội, dùng kéo cắt hết tay, rút dây xuống khoanh xung quanh gốc 3 - 4 vòng, dùng rơm rạ mục hoặc đất lấp nhẹ (chừa ngọn). Khi nào ngọn vươn tới 50 - 60cm lúc đó mới cho leo lên giàn hoặc cây to và cao sẽ cho nhiều quả hơn vì cây phát triển được tiếp xúc nhiều ánh nắng mặt trời.

    Dùng lân, kali ngâm nước tưới cho cây theo tỉ lệ 3 lân 1 kali, 2 ngày tưới 1 lần. Mỗi lần chia 2 buổi sáng chiều khoảng 01 cốc hỗn hợp lân + kali pha với 5 lít nước tưới, còn đạm dùng rất ít nếu bón nhiều chỉ tốt dây, tốt lá ảnh hưởng lớn đến quả. . Dùng lân, kali ngâm nước tưới cho cây, còn đạm dùng rất ít nếu bón nhiều chỉ tốt dây, tốt lá ảnh hưởng lớn đến quả.

Chúc bà con trồng mướp sai quả.

Nguồn: Sưu tầm từ Internet

Dịch vụ Trồng Rau tại nhà

Hệ thống trồng cây OHF bao gồm các chậu có hình hoa, sáu cánh có thể xếp trồng lên nhau tạo thành hình trụ thắng đứng. Khi sử dụng hệ thống trồng cây OHF không những có thể tiếp kiệm được không gian, tăng năng xuất cây trồng mà còn tạo ra một không gian vườn 3D đẹp mắt. Với thiết kế đặc biệt, hệ thống trông cây OHF đảm bảo đủ không gian, ánh sáng cho cây rau, hoa phát triển bình thường mà lại hạn chế được sự phá hoại của sinh vật gây hại, giảm thiểu sự thoát hơi nước góp phần tiết kiệm nước.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply