Trồng rau tại nhà, dịch vụ trồng rau tại nhà
» » Giải pháp diệt nấm hại cây trồng hữu hiệu

Hiểu biết về nấm và các phương pháp diệt nấm hại cây trồng.

I. Nấm.
1. Đặc điểm chung của nấm:

    Nấm là một loại vi sinh vật, kích thước bé nhỏ (đơn vị đo là micromet - μm).

    Tế bào nấm có nhân thật (có hạch nhân và màng nhân). Nấm không có diệp lục (chlorophyll). Vì vậy chúng là cơ thể dị dưỡng, sống ký sinh và có khả năng đồng hoá.

    Chỉ trừ vài loại nấm cổ sinh có dạng nguyên sinh bào (plasmodium), cơ quan sinh trưởng là sợi nấm (hyphae) hầu hết có cấu tạo dạng sợi (đơn hoặc đa bào) không di chuyển, nhiều sợi nấm hợp thành tản nấm (mycelium). Nấm sinh sản bằng bào tử (spore). Bào tử nấm là những đơn vị cá thể bé nhỏ, chứa bộ gene của cơ thể sống, có đầy đủ chất dinh dưỡng và có khả năng phát triển hình thành một quần thể nấm mới. Bào tử thường có một, hai hoặc nhiều tế bào thường không thể tự di chuyển (trừ bào tử động - zoospore).

    Nấm sinh sản bằng nhiều phương pháp khác nhau với tốc độ nhanh, số lượng nhiều. Sản phẩm được hình thành trong quá trình sinh sản được gọi là bào tử. Do các hình thức sinh sản khác nhau mà các bào tử cũng rất khác nhau cả về hình thức, màu sắc, kích thước và chất lượng.

    Nấm không có diệp lục, sử dụng các chất hữu cơ sẵn có chủ yếu là các hợp chất nguồn carbon, nguồn đạm, chất khoáng và vitamin của cây thông qua tác động của một hệ thống nội enzyme, ngoại enzyme và độc tố để hoàn thành chu kỳ phát triển của chúng trên cây trồng. Chu kỳ phát triển của nấm là một vòng đời bao gồm các giai đoạn sinh trưởng, phát dục sinh sản tiến hành tuần tự kế tiếp nhau theo một trình tự nhất định để lặp lại giai đoạn ban đầu. Giai đoạn ban đầu của chu kỳ phát triển thường là bào tử (mầm bệnh). Sau khi nảy mầm xâm nhập tiến tới giai đoạn sinh trưởng thể dinh dưỡng (thể sợi) ký sinh phát ra triệu chứng bệnh rồi tới giai đoạn phát dục hình thành các cơ quan sinh sản và tạo ra các bào tử thế hệ mới vô tính để tái xâm nhiễm và hữu tính (bảo tồn). Đây là chu kỳ phát triển hoàn toàn của nấm

2. Phân loại nấm gây bệnh cây.

    Nấm (tiếng Latin là Fungi, tiếng Hy Lạp là Mycota) có hơn 20.000 loài đã được ghi nhận, sống ở khắp mọi nơi trên trái đất; trong đó có trên 10.000 loài nấm hoại sinh, hàng trăm loài nấm sống ký sinh trên động vật và cơ thể con người. Hơn 10.000 loài nấm gây bệnh hại thực vật và trên 80% số bệnh hại cây trồng là do nấm gây ra với thành phần loài rất phong phú, đa dạng. Nấm có nhiều chức năng sinh học hiện nay còn chưa biết hết. Trong danh pháp của nấm gây bệnh cây trên thế giới hiện nay người ta đã phân ra thành hai nhóm: nấm giả (pseudofungi) và nấm thật (kingdom fungi).

II. Giải pháp diệt trừ nấm.

1. Giải pháp 1: Sử dụng dung dịch Nano Bạc

   Sử dụng Nano bạc có công dụng giúp phòng trừ và tiêu diệt các loại vi rút, vi khuẩn, nấm bệnh gây hại cây trồng, giảm hoặc không cần dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển; nâng cao năng xuất chất lượng nông sản, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, cây trồng còn tăng khả năng sinh trưởng sau khi được tưới bằng dung dịch nano bạc. Nano bạc có thể sử dụng cho tất cả các loại cây trồng, như hoa mầu (rau củ quả), cây lương thực (lúa ngô), cây công nghiệp (hồ tiêu, cà phê, ca cao, chè, mía....), các loại hoa cây cảnh... Dung dịch bạc nano có thể sử dụng để xử lý đất trước khi trồng cây hoặc gieo hạt. Trong đất có rất nhiều mầm bệnh, vì vậy trước khi gieo hạt hoặc trồng cây, chúng ta nên sử dụng dung dịch nano bạc phun đều lên bề mặt để tiêu diệt nấm bệnh vi khuẩn, sau đó chúng ta bón lót và gieo hạt hoặc trồng cây sẽ cho hiệu quả vượt trội. Khi sử dụng sản phẩm này để xử lý đất, chúng ta sẽ loại trừ được các mầm bệnh trong đất nên cây trồng sẽ ít bị các loại bệnh do vi khuẩn và bào từ nấm phát triển gây nên.
    Để có tác dụng phòng bệnh tốt thì ta nên xử lý đất trước khi gieo trồng
- Đối với cây sau thu hái từ 3-5 ngày: Dùng 50-60 ml N200 pha với 15 lít nước phun đều cho 1 sào bắc bộ, cách 7-10 ngày phun một lần. Mục đích là để nâng cao sức đề kháng cho cây, hạn chế bệnh nấm tóc. 
- Đối với việc xử lý hạt giống: Dùng 100ml N200 pha với 10 lít nước ngâm cho lượng hạt giống vừa đủ, ngâm trong thời gian từ 40-70 phút tùy loại hạt giống. Mục đích là diệt trừ các nguồn bệnh như nấm, vi khuẩn tồn tại trên hạt giống, phòng bệnh ngay từ giai đoạn đầu, có thể áp dụng để sản xuất rau mầm, rau an toàn… 
- Đối với việc xử lý đất: Dùng 100-200ml N200 pha với 30-40 lít nước phun đều cho 360m2 đất trồng hoặc 100-150kg đất bầu. Mục đích là diệt các bào tử nấm và các dòng vi khuẩn gây bệnh cho cây trồng đặc biệt trên đất làm bầu như: các bệnh héo chết xanh, thối rễ, thối quả, lở cổ rễ, thán thư.
(N200: tên của một loại dung dịch Nano bạc có bán trên thị trường). 

2. Giải pháp 2:  Giải pháp sinh học - sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma.

    Nấm Tricho tấn công nấm gây hại có trong tự nhiên bằng các con đường:

- Cạnh tranh nguồn thức ăn.
- Tiết chất kháng sinh - gây chết nấm gây hại rồi tiếp tục tiết Enzym phân hủy và ăn xác nấm gây hại.
-Tricho cũng tấn công tuyến trùng bằng cách tiết chất kháng sinh gây chết tuyến trùng, sau đó bao vây với số đông rồi giết chết tuyến trùng, gọi là cơ chế thắt chặt cổ tuyến trùng.
    Nấm ký sinh côn trùng chủ yếu có 3 dòng: nấm trắng, nấm xanh và nấm hồng.
Đối với nấm ký sinh trên côn trùng (NKSCT) Tricho không cạnh tranh với NKSCT vì hai loài này dùng hai nguồn thức ăn khác nhau.Tuy nhiên Tricho tiết kháng sinh làm ức chế hoạt động của NKSCT và có thể giết chết nó với quân số cao hơn.

   Vì vậy, nhà sản xuất khuyến cáo không nên sử dụng 2 sản phẩm này chung một lần. Nên sử dụng NKSCT trước ít nhất 15 ngày sau đó mới sử dụng Tricho.

   Trong trường hợp sâu bệnh hoành hành thành dịch, nhà nông sử dụng NKSCT sau khi đã sử dụng Tricho thì NKSCT vẫn có thể hoạt đông được (nhưng thời gian tối thiểu phải sau 15 ngày) hiệu lực tuy có giảm bởi NKSCT được rắc, tưới tập trung vào cổ rễ sau đó theo dòng nước phân tán theo hệ rễ (nơi côn trùng tập trung), hoặc phun lên cây để tiêu diệt nhiều loài côn tùng gây hại. Thực tế trong tự nhiên, tất cả các loài vi sinh vật có lợi cũng như có hại đều cùng tồn tại và sinh sôi ở thế cạnh tranh nhau.

    Vì nấm sợ chất hóa học, vậy tại sao trộn vi nấm vào phân (có chứa các thành phần hóa học)?
    Cần phân biệt như sau:
-Thuốc hóa học BVTV như thuốc trừ sâu bệnh, côn trùng… các loại thuốc này đều gây hại cho động vật và vi sinh vật.
- Thuốc trừ cỏ và thuốc hóa học BVTV có gốc canazon (ví dụ hecxaconazon) là hai loại hủy diệt vi nấm hữu ích.
   Các loại phân bón như NPK, các muối kim loại trung vi lượng như canxi (C), ma giê(Mg), clo(Cl), lưu huỳnh(S), đồng(Cu), sắt(Fe), kẽm(Zn), măng gan(Mn), bo(B) không gây hại cho động vật vi sinh vật và cho cả thực vật nếu sử dụng đúng liều lượng.

   Vì vậy, việc trộn các loài nấm hữu ích vào các sản phẩm phân bón thuần túy không gây hại cho vi nấm. Một số còn là nguồn thức ăn cho vi nấm hữu ích như các amino axít (cũng là những chất hóa học). Các loại phân bón này chỉ làm cho môi trường đất bị ngộ độc (làm cho pH xuống dưới 5,5) do những gốc hóa học khó phân hủy, tích lũy trong nhiều năm canh tác và chúng làm thay đổi độ pH của đất, làm cho các loại vi nấm hữu ích bị ức chế hoặc chết. Thế cho nên vì sao trong rừng cây cỏ chen nhau mọc mà cây cỏ, đất đai trong rừng vẫn tốt?
   Lưu ý: Ngưỡng pH lý tưởng cho: – Nấm Tricho : 6,5 – 6,8 ; – Vi nấm KSCT: 6,8 – 7,2.

3. Giải pháp 3: Giải pháp hoá học - sử dụng các chất hoá học.

    Như đã biết, Copper Sulfate nguyên chất hay Sulfat đồng, bà con nông dân thường gọi phèn xanh có phản ứng acid (chua) nên khi sử dụng riêng để phòng trừ bệnh cho cây trồng thường dễ gây hại cho cây trồng (cháy lá, hại cho hoa). Vì vậy không nên dùng riêng để phun mà hổn hợp với vôi thành thuốc có tên gọi là bordeaux (Boóc-đô) cách pha tham khảo tại trang web: http://www.skhcn.vinhlong.gov.vn như sau:

CuSO4
Ca(OH)2 - Vôi sống
    Nguyên liệu để pha chế nước thuốc Boóc-đô là Ca(OH)2 (vôi sống hay còn gọi là vôi tươi) và CuSO4 (sulfat đồng) là những thứ rất dễ kiếm. Khi pha dung dịch sulfat đồng với nước vôi sẽ cho ra nước thuốc Boóc-đô có màu xanh da trời, không mùi. Nước thuốc này tương đối ít độc đối với người, động vật, cây trồng.

    Nước thuốc Boóc-đô có thể được pha chế theo nhiều nồng độ và nhiều phương pháp khác nhau. Tuỳ theo liều lượng, cách pha chế mà nước thuốc Boóc-đô có màu sắc và phẩm chất khác nhau.
    Nồng độ thông dụng nhất là nước thuốc Boóc-đô 1:1:100 (nước thuốc Boóc-đô 1%). Với nồng độ này, phương pháp pha chế tốt nhất là như sau: giả sử muốn pha 10 lít nước thuốc thì lấy 100gram sulfat đồng hoà tan với 8 lít nước sạch trong một xô nhựa hay lu, vại sành...(không dùng đồ chúa bằng sắt, tôn do dễ bị thuốc ăn mòn làm thủng). Tiếp đó lấy 100 gram vôi sống hoà tan trong 2 lít nước trong một xô nhựa hay lu, vại sành khác (nếu là vôi đã tôi thì dùng khoảng 130 gram).

    Sau khi đã có dung dịch sulfat đồng và nước vôi thì đổ từ từ dung dịch sulfat đồng vào nước vôi, vừa đổ vừa khuấy đều tay. Chú ý phải làm tuần tự như trên, không được đổ ngược lại (tức là không được đổ dung dịch nước vôi vào dung dịch sulfat đồng).

   Sau khi pha chế lấy một cây đinh khoảng 5 phân còn mới hoặc đã được mài bóng (củng có thể lấy một con dao mỏng bằng sắt mài sáng ở mũi) nhúng vào nước thuốc vừa pha khoảng một phút. Rút đinh (hoặc mũi dao) ra, nếu thấy có một lớp màu gạch cua bao phủ ở trên đinh, để ra ngoài không khí một lát, nếu lớp đó chuyển sang màu đen thì như vậy nước thuốc còn chua dễ gây hại cho cây trồng, gặp trường hợp này cần thêm nước vôi từ từ cho đến khi nào thử lại cây đinh (hoặc mũi dao) không thấy hiện tượng bị đen như trên thì đạt yêu cầu.

   Bài viết có tham khảo:

1. Cẩm nang thuốc bảo vệ thực vật - Chủ biên Nguyễn Mạnh Chinh.
2. 200 câu hỏi đáp về sâu bệnh cỏ dại cây ăn trái – Tác giả Nguyễn Mạnh Chinh.

3. http://www.giatieu.com (Tiêu phong)
4. http://www.tusach.thuvienkhoahoc.com
5. http://www.rausach.com.vn
6. Các bài viết trên Internet


Dịch vụ Trồng Rau tại nhà

Hệ thống trồng cây OHF bao gồm các chậu có hình hoa, sáu cánh có thể xếp trồng lên nhau tạo thành hình trụ thắng đứng. Khi sử dụng hệ thống trồng cây OHF không những có thể tiếp kiệm được không gian, tăng năng xuất cây trồng mà còn tạo ra một không gian vườn 3D đẹp mắt. Với thiết kế đặc biệt, hệ thống trông cây OHF đảm bảo đủ không gian, ánh sáng cho cây rau, hoa phát triển bình thường mà lại hạn chế được sự phá hoại của sinh vật gây hại, giảm thiểu sự thoát hơi nước góp phần tiết kiệm nước.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply